Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐỒ TRỪNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐỒ TRỪNG theo từ điển Phật học như sau:
ĐỒ TRỪNG
“Cao Tăng Truyện” chép sự tích Phật Đồ Trừng làm việc linh dị: “Trừng gặp Thạch Lặc, và Lặc hỏi Trừng rằng đạo Phật có linh nghiệm gì? Trừng nói: “Đạo cả tuy xa nhưng có thể lấy việc gần làm chứng”, bèn lấy một bình [tr.226] bát đầy nước, đốt hương niệm chú thì phút chốc mọc lên một hoa sen xanh, sắc đẹp chói mắt. Lặc từ đó tin phục.”
Do đó, bài tựa cuốn “Thiền Uyển Tập Anh” có câu: “Có kẻ muộn vào cửa thiền, chú sen khiến hiển hiện bí quyết của Đồ Trừng”.
Cũng gọi Phật Đồ Trừng (S. Buddhasimha). Cao tăng người Trung Á, lúc đầu truyền bá đạo Phật ở nước Khâu Tư (S. Kucha) Trung Á, sau đến Lạc Dương, vào niên hiệu Vĩnh Gia năm thứ tư (320) đời vua Tấn Hoài Đế. Đến đời Hậu Triệu, ông được các vua Hậu Triệu là Thạch Lặc, Thạch Hổ quý trọng đặc biệt. Thạch Lặc tôn gọi ông là “Đại Hò Thượng”. Thạch Hổ tôn gọi ông là “Hòa Thượng Quốc chi Đại bảo” nghĩa là vị Hòa Thượng của báu của quốc gia.
Ông có rất nhiều học trò, xuất sắc nhất là các vị Đạo An, Pháp Hòa, Trúc Pháp Nhã v.v…
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐỒ TRỪNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận