Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DU theo từ điển Phật học như sau:
DU
DU; S. Bhramyati
Đi đây đó.
DU HÀNH
Người xuất gia không ở một nơi nhất định, thường đi lại nhiều nơi để giảng hóa chúng sinh. Cg = du hóa, du phương, hành cước.
“Nhớ người hành cước phương xa,
Gặp sư Tam Hợp vốn là tiên tri.”
(Truyện Kiều)
DU HÓA
Đi đây đi đó để giảng Phật pháp, dạy dỗ chúng sinh.
DU HƯ KHÔNG THIÊN
Các thiên thần cao cấp đi dạo chơi tùy ý trong hư không.
DU HÝ
Tên núi vùng Sơn Tây, sư Khuông Việt đời Đinh và Tiền Lê cáo lão rút về lập chùa dạy học trò, về sau đổi tên là núi Thanh Tước.
DU HÝ; S. Vikridita; A. Play, sport.
Đi dạo chơi theo sở thích.
DU HÝ QUAN ÂM
Một trong 33 hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. Bồ Tát Quan Thế Âm đi lại tự do tự tại, để hóa độ chúng sinh. Tranh vẽ về Du hý Quan Âm thường ngồi trrên một đám mây đang bay.
DỤ
Trong Nhân Minh học Phật giáo, dụ là thành phần thứ ba khi lập một chủ thuyết.
Thứ nhất: Lập tôn, tức là mệnh đề, như nói “Tất cả những gì bị tạo ra đều là vô thường.”
Thứ hai: nói lên nguyên nhân, cơ sở của mệnh đề đó là nhân. Như nói mọi sự vật bị tạo ra là vô thường, vì chúng do nhiều nhân duyên (điều kiện) hợp thành, mà đã có hợp thì sẽ có tan, cũng như có sinh thì có diệt, do đó là vô thường.
Thứ ba: lập dụ, ví dụ để minh họa chủ thuyết của mình, như nói cái bàn, cái nhà là vô thường.
DỤ Y
Vật thể đưa ra làm ví dụ, gọi là dụ y. Vd, để minh họa tính vô thường của những sự vật bị làm ra, thì dùng cái nhà, cái bàn làm ví dụ.
DỰ
DỰ; A. Arranged, beforehand
Thoải mái, báo trước.
DỰ DI QUỐC; S. Yami
Cõi Trời của Dạ Ma (Yama) nơi đây không có Phật.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận