Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DỤC HÀ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DỤC HÀ theo từ điển Phật học như sau:
DỤC HÀ
Hà là sông, sông dục dễ làm chìm đắm con người.
DỤC HẢI
Lòng dục ví như biển, sâu và rộng, dễ làm chìm đắm con người.
DỤC HỎA
Hỏa là lửa, dục vọng như ngọn lửa thiêu đốt nung nấu con người.
DỤC HỮU
Hữu là sự tồn tại. Sự tồn tại ở cõi dục giới.
DỤC KHỔ
Những đau khổ do dục vọng đem lại.
DỤC LẠC
Cái vui do sự thỏa mãn lòng dục đem đến. Cái vui do năm dục đem lại: sắc, tài, danh, thực (ăn), thụy (ngủ).
DỤC LẬU
Lậu là khuyết điểm, phiền não. Vì dục vọng sai khiến, cho nên làm các ác nghiệp, gây phiền não, khiến chúng sinh không thoát khỏi dục giới được.
DỤC LƯU; S. Kama-ogha
Lưu là dòng chảy, dục vọng ví như giòng nước chảy, lôi cuốn chúng sinh trôi dạt mãi trong vòng sinh tử luân hồi.
DỤC MA
Dục vọng giống như ma quỷ, làm hại người.
DỤC NÊ
Nê là bùn, tham dục như vũng bùn. Ngập vào đấy thì cả thân và tâm đều bị nhơ bẩn.
DỤC NHIỄM
Nhiễm là nhiễm ô, bị làm nhơ bẩn. Lòng dục đối với sắc với danh, với ăn, ngủ, nghỉ đều có thể làm nhơ bẩn thân tâm.
DỤC TÀ HẠNH
Tà dâm. Quan hệ dâm dục không chính đáng.
DỤC TÁNH
Chúng sinh ở cõi dục giới có bản tính hay tham muốn năm dục: sắc, tài, danh, ăn, ngủ.
DỤC TẦM
Tầm là hướng tới. Con người luôn luôn hướng tới các đối tượng tham dục, như sắc, tài, danh, thực, thụy.
DỤC THÍCH
Thích là mũi kim đâm. Dục vọng như mũi kim đâm, kích thích thân tâm người.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DỤC HÀ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận