Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DUY TÂM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DUY TÂM theo từ điển Phật học như sau:
DUY TÂM
Khái niệm tâm của Phật giáo không đơn giản, như các học giả phương Tây lầm tưởng. Tâm lý học Phật giáo phân biệt có tám tâm thức chủ yếu, gọi là tâmvương:
1. Nhãn thức: thức của mắt.
2. Nhĩ thức: thức của tai.
3. Tỵ thức: thức của lưỡi.
4. Thiệt thức: thức của lưỡi.
5. Thân thức: thức của thân.
6. Ý thức: thức thứ sáu (người đời khi nói tâm, thường là nói thức thứ sáu này).
7. Thức thứ bảy: gọi là Mạt Na thức.
8. Thức thứ tám: gọi là A lại da thức.
Ngoài ra còn có 51 pháp thuộc về tâm mà sách Phật thường gọi là tâm sở.
Kinh Phật giáo nói mọi sự vậtở thế gian đều dựa vào tâm mà an trú, an lập, thì cái tâm đó không phải chỉ là ý thức, tức thức thứ sáu, mà là toàn bộ nội tâm của con người, trong đó căn bản nhất là thức thứ tám (A lại da thức). Vì vậy mà trong kinh Hoa Nghiêm có câu:
“Tâm như cộng họa sư,
Hoạch chủng chủng ngũ ấm.
Nhất thiết thế gian trung,
Mặc bất tùng tâm tạo.”
(Hoa Nghiêm)
Dịch: Tâm như người họa sĩ,
Tạo ra năm ấm (thân tâm người)
Tất cả những gì trong thế gian,
Đều là do tâm tạo.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DUY TÂM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận