Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DUYÊN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DUYÊN theo từ điển Phật học như sau:
DUYÊN
DUYÊN; S. Prattyaya; A. Condition, secondary cause
Điều kiện phụ, để cho một sự vật hay một sự kiện nảy sinh, [tr.182] hình thành. Còn điều kiện chính là nhân (S. Hetu). Nhân có thể ví như hạt giống của cây. Còn duyên ví như các yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của hạt giống đó thành cây, như nước tưới, đất, công chăm sóc, ánh nắng mặt trời v.v… Duyên (động từ) có nghĩa là vin vào, dựa vào.
“Tình duyên hai chữ nhắc bằng,
Há rằng duyên chướng, há rằng tình si.”
(Nguyễn Huy Hổ –Mai đình mộng ký)
“Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn.”
(Truyện Kiều)
“Xá thì chi đứa dâm ô,
Nước tùy duyên rửa đi cho kẻo mà.”
(Quan Âm Thị Kính)
“Nhân duyên thời tiết vậy vay,
Có sinh có tử xưa nay hằng lề.”
(Trần Nhân Tông)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DUYÊN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận