Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HIỆN QUANG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HIỆN QUANG theo từ điển Phật học như sau:
HIỆN QUANG
HIỆN QUANG
現 光 ; ?-1221
Thiền sư Việt Nam, thuộc phái thiền Vô Ngôn Thông đời thứ 14, là vị Tổ khai sơn của phái Yên Tử thời nhà Trần sau này. Sư đắc pháp nơi Thiền sư Trí Thông và sau truyền lại cho đệ tử là Ðạo Viên.
Sư tên tục là Lê Thuần, quê ở thành Thăng Long, mồ côi từ nhỏ. Năm 11 tuổi, Sư được Thiền sư Thường Chiếu đem về nuôi nhưng chưa ngộ được ý chỉ thì Thường Chiếu đã viên tịch.
Sư dạo khắp nơi cầu đạo và khi đến chùa Thánh Quả, nơi Thiền sư Trí Thông trụ trì, Sư nhân một câu bỗng tỉnh ngộ, ở lại đây hầu hạ một thời gian. Sau đó, Sư lui vào núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An sống ẩn dật và sau này lại đến núi Yên Tử cất am cỏ ở dưỡng già. Vua Lí Huệ Tông rất kính trọng đạo hạnh của Sư, sắp bày đủ lễ đón tiếp nhưng Sư một mực từ chối.
Mùa xuân năm Tân Tị, niên hiệu Kiến Gia thứ 11 đời Lí Chiêu Hoàng, Sư ngồi ngay thẳng trên một tảng đá nói kệ:
幻法皆是幻。幻修皆是幻
二幻皆不即。即是除諸幻
Huyễn pháp giai thị huyễn
Huyễn tu giai thị huyễn
Nhị huyễn giai bất tức
Tức thị trừ chư huyễn
*Huyễn pháp đều là huyễn
Huyễn tu đều là huyễn
Hai huyễn đều chẳng nhận
Tức là trừ các huyễn.
Nói kệ xong, Sư an nhiên thị tịch. Ðệ tử là Ðạo Viên thực hành đầy đủ lễ táng trong núi.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HIỆN QUANG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận