Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HỒ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HỒ theo từ điển Phật học như sau:
HỒ
HỒ
Người Hán (Trung Quốc) gọi chung người ở vùng ở phía Tây Trung Hoa là Hồ. Cho nên, người Hồ có thể là người các xứ Trung Á, cũng có thể là người Ấn Độ.
HỒ BẢY BÁU
Cg = Hồ thất bảo. Ở cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, các hồ hoa sen đều làm bằng bảy loại châu báu rất đẹp. Chúng sinh vãng sinh về cõi Cực Lạc không phải sinh ra từ bụng mẹ như ở cõi Sa Bà, mài sinh ra từ hoa sen trong hồ bảy báu.
HỒ ĐẠO NHÂN
Tăng sĩ Ấn Độ hay Trung Á.
HỒ KINH
Kinh Phật.
HỒ QUỲ
Kiểu quỳ của tăng sĩ Ấn Độ. Một kiểu quỳ được nói trong Kinh Phật là quỳ gối bên phải (hựu tất trước địa). Tất nhiên, còn có những kiểu quỳ khác.
HỒ TĂNG
Tăng sĩ Ấn Độ hay Trung Á.
HỒ THIÊN
Chùa do chúa Trịnh Giang xây dựng năm Vĩnh Hựu thứ 26 (1736) trên núi huỵên Bảo Lộc, trấn Kinh Bắc, nay là tỉnh Hà Bắc.
HỒ THỰC KIỆN; S. Hujikan
Một vương quốc xưa ở phía Tây Nam xứ Balk vùng Trung Á.
HỘ; A. To protect, guard, succour
Bảo vệ, che chở.
HỘ GIỚI THẦN
Các vị thần giúp cho sự giữ gìn giới luật. Mỗi giới trong năm giới của Phật tử tại gia đều có một vị thần hộ trì cho việc giữ giới.
HỘ MỆNH
Bảo vệ sinh mệnh.
HỘ MINH ĐẠI SĨ; S. Prabhapala
Hộ minh là bảo vệ ánh sáng. Đại sĩ là Bồ Tát. Danh hiệu của Phật Thích Ca khi còn ở trên cõi Trời Đâu Suất.
HỘ NIỆM
Niệm là tưởng niệm. Hộ là che chở. Phật và Bồ Tát thường xuyên hộ niệm các chúng sinh, tinh tấn tu học Phật pháp, làm các điều lành, tránh mọi điều ác.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HỒ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận