Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HỒI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HỒI theo từ điển Phật học như sau:
HỒI
HỒI
HỒI
Trở về.
“Khổ hải mang mang,
Hồi đầu thị ngạn”
Nghĩa:
Biển khổ mênh mông,
Quay đầu thấy bờ ngay!
Ý nói, tuy đời là biển khổ, nhưng nếu tu hành, nếu không còn rong ruổi theo thanh, sắc, ngoại trần nữa mà biết quay đầu nhìn lại tâm mình, thấy được tính thì sẽ giải thoát mọi khổ đau.
HỒI ĐẦU
Quay đầu lại. Có nghĩa bóng là tỉnh ngộ, cải tà quy chính.
“Dù cho tàn ác bất lương,
Hồi đầu hướng thiện, Phật đường rộng dung.”
(Vô danh).
HỒI HỘT
Tên một bộ tộc gốc Thổ tại vùng Orkhon (Trung Á), tồn tại ở đó cho tới năm 840 TL, là năm họ bị người Kirghiz đánh bại và đuổi đi. Một nhánh bộ tộc người Hồi Hột lập một vương quốc ở Turfan (Trung Á) và tồn tai cho tới thời kỳ đế quốc Nguyên Mông.
Năm 1294, ba Tạng Kinh Phật đã được dịch xong ra tiếng và chữ Hồi Hột (Uighurs). Cũng có tên Cao Xương.
HỘI
HỘI; A. Assemble, unite.
Hội họp lại.
HỘI CHÚNG
Chúng Tăng thường xuyên họp với nhau làm lễ Bá Tát hoặc các Phật sự khác như nghe pháp v.v…
HỘI CHÚNG HÒA HỢP
Hội chúng trong đó các tăng sĩ sống hòa hợp hoan hỉ, không có luận tranh cãi cọ, sống, tâm hòa ý hợp.
(Tăng Chi I; 279)
HỘI ĐẮC
Lãnh hội được ý nghĩa.
HỘI THÔNG
Làm cho các ý kiến vốn mâu thuẩn được thông suốt với nhau.
HỘI TÔN
Tên chùa ở Phú Yên (Nam Trung Bộ) nơi xuất gia làm tiểu của thiền sư Liễu Quán, nhân vật có công lao lớn nhất trong sự nghiệp phục hưng Phật giáo ở miền Nam, trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HỒI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận