Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HY trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HY theo từ điển Phật học như sau:
HY
HY
HY; A. rare, to hope for.
Hiếm có, cầu mong.
HY CẦU THÍ
x. Hy thiên thí.
HY HỮU; A. Rare, extraordinary
Rất hiếm có. Như nói, Phật xuất hiện ở đời là chuyện rất hy hữu, cũng như hoa Ưu đàm nở, hàng mấy nghìn năm mới nở hoa một lần.
HY LIÊN THIỀN; S. Nairanjana
Sông Nairanjana ở Ấn Độ, cũng gọi là Ni Liên Thiền, gần Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo.
HY THIÊN THÍ
Hy thiên là hy vọng sinh lên các cõi Trời, gọi tắt là sinh thiên. Bố thí với hi vọng sinh thiên.
HỶ
HỶ; S. Priti, ananda; A. joy, glad, delighted.
Vui trong tâm
HỶ GIÁC CHI
Mục thứ ba trong bảy giác chi, cg = Bảy Bồ đề phần. Tu tập lòng hỷ (vui vẻ) là một pháp dẫn tới sự giác ngộ.
HỶ KIẾN THÀNH
Kinh đô cõi nước của Thần Đế Thích, tức là cõi Trời Ba Mươi Ba. Cg = Cõi Trời Đao Lợi hay Thiện kiến Thành.
HỶ KIẾN THIÊN
Cõi Trời Ba mươi ba, hay cõi Trời Đao Lợi, nơi ngự trị của Thần Đế Thích (Indra). The Ấn Độ giáo thì cõi Trời Ba mươi ba ở trên đỉnh núi Tu Di (Meru).
HỶ KIẾN BỒ TÁT
Một vị Bồ Tát hóa thân của Phật dược sư.
HỶ LẠC
Vui vẻ trong tâm và ngoài thân. Lạc thường được Kinh Phật mô tả như một niềm vui tế nhị hơn, cao cấp hơn hỷ.
HỶ LÂM UYỂN
Vườn hoa, nơi vui chơi của Thần Đế Thích (Indra) trên cỡi Trời Ba mươi ba.
HỶ NHẪN
Một khái niệm của Tông Tịnh Độ. Phật tử vãng sinh qua nước Cực Lạc phương Tây, thấy được Phật A Di Đà, tâm sinh hoan hỷ, nhờ đó mà chứng được Vô sinh pháp nhẫn (x.Vô sinh pháp nhẫn).
HỶ THỌ
Cảm giác thấy vui vể trong tâm.
HÝ
HÝ; A. Play, enjoy.
Vui chơi, đùa.
HÝ LUẬN
Bàn luận hơi hợt, như là đùa.
HÝ TIẾU DỤC LẠC
Hý là đùa, chơi. Tiếu là cười. Vui vẻ cười đùa.
HÝ VONG THIÊN
Cõi Trời thuộc Dục giới, ở đấy chúng sinh ham vui đùa mà bỏ mất chính niệm, phải đọa xuống các cõi sống thấp hơn. Cg = Hý vong niệm thiên. Vong niệm là bỏ mất, quên mất chính niệm.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HY tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận