Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KHẤT THỰC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KHẤT THỰC theo từ điển Phật học như sau:
KHẤT THỰC
KHẤT THỰC
Xin ăn. Cách nuôi thân một cách chân chính (chính mạng) do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Phù hợp với trung đạo, tránh xa hai cực đoan:
1. Sung sướng thái quá.
2. Khổ hạnh thái quá (lượm trái cây, ăn đồ dư thừa, v.v…)
Sự xin ăn của tu sĩ có những mục đích và lợi ích như sau:
Lợi mình:
1. Tâm trí rảnh rang không bận rộn vì kế sinh nhai, dễ tiến tu đạo nghiệp.
2. Trừ tâm kiêu căng ngã mạn.
3. Không thể tham ăn ngon (vì ai cho gì ăn nấy; không thể chọn lựa, tìm kiếm).
4. Có nhiều thì giờ để hành đạo.
Lợi người:
1. Tạo cơ hội cho người bố thí đoạn trừ lòng bủn xỉn, keo kiệt.
2. Tạo cơ hội tương giao để giáo hóa người.
3. Nêu gương sáng giản dị (ít muốn, biết vừa đủ) làm cho người đời bớt tham đắm của cải vật chất.
Nhờ hạnh khất thực nên tu sĩ sống khiêm tốn, phiền não, tạo cơ hội cho người tại gia có công đức, vì người tu sĩ sống thanh tịnh là một phước điền, một ruộng phước, người nào cúng dường đều được phước báo lớn. Thức ăn của tu sĩ hàng ngày, thường do tu sĩ chia làm bốn phần: một phần cho lại các bạn đồng tu, nếu thấy cần; một phần san sẻ cho người nghèo; một phần dành cho các phi nhân (loại chúng sinh không phải người nhưng sống chung với người), và cuối cùng còn lại là phần mình dùng.
Ở miền Nam Việt Nam, có hệ phái khất sĩ, do sư Minh Đăng Quang thành lập, là một trong 12 hệ phái tham gia giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KHẤT THỰC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận