Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KHÂU ĐÀ LA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KHÂU ĐÀ LA theo từ điển Phật học như sau:
KHÂU ĐÀ LA
KHÂU ĐÀ LA; S. Kaudinya
Tên vị cao tăng Ấn Độ, đến Giao Châu vào thời Sĩ Nhiếp đầu Công nguyên, và lưu lại thành Luy Lâu. Theo truyền thuyết, có người con gái tên A Man, con gái Tu Định, bị sư phạm mà có thai, sinh ra một đứa con gái. Sư đem dấu trong một cây to giữa núi sâu, sau bị gió mưa lớn, cây trốc gốc, trôi đến bến thành Luy Lâu. Người ta vớt lên, đẽo thành bốn pho tượng, đặt tên là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, để tại chùa Thiền Định (nay là chùa Diên Ứng) để thờ, mỗi khi cầu mưa đều có linh ứng.
Sở đời Lê chép, vua Lê Nhân Tôn vào năm Thái Hòa thứ sáu (1448) sai Lê Thái Úy đến Cổ Châu rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên tại kinh thành để cầu mưa.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KHÂU ĐÀ LA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận