Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KIẾT GIÀ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KIẾT GIÀ theo từ điển Phật học như sau:
KIẾT GIÀ
KIẾT GIÀ
Thế ngồi thiền, hai chân xếp bằng gác lên nhau tạo thành một thế ngồi vững trãi, thường gọi là thế ngồi hoa sen. Nếu nói đầy đủ, là kết già phu tọa. Nghĩa là ngồi xếp bằng tròn, lưng thẳng.
Tăng sĩ khi ngồi thiền thường đọc bài kệ:
Kết già phu tọa,
Đương nguyện chúng sinh,
Tọa Bồ Đề tọa,
Tâm vô sở trước.
Dịch:
Ngồi thế kết già,
Nên nguyện chúng sinh,
Ngồi trên tòa trí tuệ,
Tâm không vướng mắc.
Người không ngồi kết già được có thể ngồi bán già, chỉ cần gác một chân trái lên vế phải, hay là chân phải lên vế trái là được.
Có hai kiểu ngồi kết già:
Lấy chân phải áp lên vế trái, sau lấy chân trái áp lên vế phải, bàn tay trái đặt lên trên bàn tay phải, đó là ngồi kiểu hàng ma. Trong Thiền tông thường áp dụng kiểu ngồi này. Lấy chân trái áp lên vế phải, sau lấy chân phải áp lên vế trái, tay phải đặt trên tay trái, đó là ngồi kiết già theo kiểu cát tường (cát tường là tốt đẹp, may mắn). Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, ngồi theo kiểu cát tường, nhưng tay thì bắt ấn hàng ma.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KIẾT GIÀ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận