Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KIM CƯƠNG LUÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KIM CƯƠNG LUÂN theo từ điển Phật học như sau:
KIM CƯƠNG LUÂN
KIM CƯƠNG LUÂN
Bánh xe kim cương, biểu trưng cho các tông phái Mật giáo.
KIM CƯƠNG LỰC
Sức mạnh vô địch của Kim cương, hay ví như Kim cương.
KIM CƯƠNG LỰC SĨ
Một tên gọi khác của Thân Kim Cương. (x. Thần Kim Cương).
KIM CƯƠNG NIỆM TỤNG
Niệm Phật hay đọc kinh không thành tiếng, một cách im lặng.
KIM CƯƠNG PHẬT
Một tên gọi khác của Phật Đại Nhật (Vairocana), là đối tượng sùng bái chủ yếu của Phật giáo Mật tông.
KIM CƯƠNG PHẬT TỬ
Con của Phật Kim Cương. Danh từ dùng để gọi tất cả những Phật tử Phật giáo Mật tông.
KIM CƯƠNG QUÁN
Phép quán tưởng, đi sâu vào thực tưởng của các pháp.
KIM CƯƠNG SÁT S. Vajraksetra.
Tu viện Phật giáo, chùa Phật. Cũng gọi là Kim cương sái.
KIM CƯƠNG SƠN
Núi Kim Cương, chỉ cho vòng núi bằng kim loại bao bọc thế giới Sa Bà, theo địa lý học huyền thoại của Ấn Độ giáo. Cg. Kim Cươngvị sơn, hay Kim Cương luân sơn. Có sách gọi là núi Tu Di (Meru) là núi Kim Cương.
KIM CƯƠNG TAM MUỘI KINH CHÚ GIẢI
Tác phẩm của vua Trần Thái Tông, chú giải bộ Kinh Đại Thừa Kim Cương Tam muội. Tác phẩm này hiện không còn, chỉ lưu lại được bài tựa, đã được dịch ra Việt văn, và in lại trong tập Khóa hư Lục của Trần Thái Tông.
KIM CƯƠNG TẠNG S. Vajragarbha.
Tên vị Bồ Tát được nói tới trong Kinh Lăng già (lankavatara sutra).
KIM CƯƠNG TÁT ĐÕA S. Vajrasattva.
Một hóa thân của Bồ Tát Phổ Hiền (S. Samnantabhadra), và được suy tôn là Tổ thứ hai trong tám Tổ của Chân ngôn tông, một tông phái Phật giáo Mật tông ở Nhật.
Danh hiệu Kim cương tát đõa còn được dùng, theo nghĩa rộng để chỉ tất cả chúng sinh, vì chúng sinh nào cũng có Phật tính, ví như ngọc kim cương, có sẵn trong mỗi chúng sinh.
KIM CƯƠNG TÂM
Tâm của vị Bồ Tát không giao động, rắn chắc như Kim cương.
KIM CƯƠNG THÂN
Chỉ cho pháp thân vĩnh hằng thường trú, bất tử của Phật.
KIM CƯƠNG THỦ BỒ TÁT
Vị Bồ Tát cóbàn tay Kim cương. Một tên gọi khác của Bồ Tát Phổ Hiền.
KIM CƯƠNG THỦY
Nước Kim cương. Trong Mật giáo, học trò chịu lễ quán đỉnh (rước nước thiêng lên đỉnh đầu) và được thầy cho uống nước thơm. Uống nước thơm đó biểu trưng cho lời thề trung thành với đạo, không bao giờ sai [tr.359] trái với lời dạy của thầy, của đạo.
KIM CƯƠNG THỪA S. Vajrayana.
Một tên gọi khác của Chân ngôn tông, một tông phái Mật giáo của Nhật Bản.
KIM CƯƠNG TÒA S. Vajrasana
Nơi ngồi của Phật dưới gốc cây Bồ Đề khi Ngài thành Phật.
KIM CƯƠNG TRÍ S. Vajrabodhi.
Cao tăng Mật giáo ở nam Ấn Độ, từng học ở Phật học viện Nalanda. Năm 15 tuổi, ông học Nhân Minh học trong bốn năm với Luận sư Dharmakirti, ở Tây Ấn, sau đó năm 20 tuổi, ông trở lại học viện Nalanda thọ giới cụ túc. Ở đây ông học giới luật và triết thuyết Trung Quán trong sáu năm với luận sư Santabodhi. Sau đó, học thêm thuyết Du già của Asanga, thuyết Duy Thức của Vasubandhu. Sau đó lại học Mật giáo 7 năm với cao tăng Mật giáo Nagabodhi ở Nam Ấn. Cuối cùng, ông theo đường biển đến Trung Quốc. Ở đây, tại Lạc Dương, ông dịch nhiều bộ Kinh Mật giáo quan trọng. Ông qua đời ở Lạc Dương.
KIM CƯƠNG TRƯỢNG
Thần Kim Cương có cái chùy gọi là trượng. Thần Kim Cương dùng trượng này để bảo vệ Phật Pháp, răn kẻ phá hoại Phật Pháp và chùa Phật.
KIM CƯƠNG TUỆ
Trí tuệ Kim cương (rí tuệ Bát Nhã), phá tan mọi phiền não và mê lầm.
KIM CƯƠNG VƯƠNG
Kim cương ví với loại ngọc quý báu nhất, là (vua vương) của loài ngọc, đem với trí tuệ Bát Nhã, có thể đoạn trừ mọi phiền não, phá sạch vô minh.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KIM CƯƠNG LUÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận