Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LÂM TẾ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LÂM TẾ theo từ điển Phật học như sau:
LÂM TẾ
LÂM TẾ
Chùa lớn ở Phủ Chân Định đời nhà Đường, là nơi trụ trì của Thiền sư Nghĩa Huyền, người sáng lập ra phái Thiền Lâm Tế nổi tiếng và phái Thiền này có quan hệ với phái Thiền Trúc [tr.373] Lâm Yên Tử của vua Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Theo lịch sử Thiền Tông Trung Hoa thì sau Tổ thứ sáu là Tổ Huệ Năng, Thiền Tông Trung Hoa chia làm năm phái Thiền. Trong năm phái Thiền này, có hai phái tồn tại mãi cho đến nay và ảnh hưởng đén các nước láng giềng Trung Hoa như Nhật Bản và Việt Nam. Đó là phái Thiền Lâm Tế và phái Thiền Tào Động. Ảnh hưởng nhiều nhất đến Việt Nam là dòng Thiền Lâm Tế. Các nhà sử học Phật giáo Việt Nam cho rằng phái Thiền Trúc Lâm Việt Nam là một nhánh của phái Thiền Lâm Tế Trung Quốc nhưng mang nhiều bản sắc Việt Nam.
“Thực dòng Lâm Tế tông chi
Pháp phái vĩnh thùy Yên Tử thiền Lâm”.
(Chân Nguyên – Thiền Tông bản hạnh)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LÂM TẾ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận