Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LIỄU QUÁN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LIỄU QUÁN theo từ điển Phật học như sau:
LIỄU QUÁN
LIỄU QUÁN
Thiền sư Việt Nam, có công lớn trong sự nghiệp phục hưng Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1674-1775). Sư người làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sinh năm 1670. Năm 12 tuổi đến chùa Hội Tôn làm tiểu, phục vụ Hòa Thượng Tế Viên. Năm 1690, Tế Viên mất, ông ra Thuận Hóa học đạo với sư Giác Phong chùa Thiên Thọ. Năm 1720, theo học sư Tử Dung ở chùa Ấn Tôn, núi Long Sơn.
Sư Liễu Quán khai sáng nhiều chùa, về sau trở thành những đạo tràng lớn trong Nam, như các chùa Viên Thông, Thiền tông ở Thuận Hóa, các chùa Cổ Lâm và Bảo Tịnh ở Phú Yên.
Sư mất sáng 21 tháng 11 âm lịch năm Nhân Tuất (1742), tại chùa Viên Thông, sau khi để lại bài kệ thị tịch:
“Thất thập dư niên thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lí,
Hà tất bôn man vấn tổ tông.”
Dịch:
“Ngoài bảy mươi năm trong thế giới,
Không không sắc sắc thảy dung thông,
Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ,
Nào phải ân cần hỏi tổ tông.”
(Thích Mật Thể dịch)
Vua ban thụy hiệu: “Đạo hạnh thụy chánh giác Viên Ngộ Hòa Thượng”.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LIỄU QUÁN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận