Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LUẬN ) trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LUẬN ) theo từ điển Phật học như sau:
LUẬN )
LUẬN; S. Sastra.
Chỉ những công trình nghiên cứu giáo lý đạo Phật một cách có phân tích và hệ thống, do các nhà Phật học uyên bác gọi là luận sư tạo ra. Kinh là do đức Phật nói ra, và các đệ tử Phật tập kết lại. Còn luận là do các đệ tử Phật tạo ra sau khi Phật diệt độ, nhằm các mục đích như giới thiệu giáo lý đạo Phật một cách có hệ thống, phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái đối với giáo lý đạo Phật, bảo vệ sự trong sáng của giáo pháp, chống lại mọi đả kích hay xuyên tạc của các hệ thống tư tưởng và đạo giáo khác.
Những luận sư nổi tiếng là Asvaghosa (Mã Minh), tác giả cuốn “Đại Thừa Khởi Tín Luận”, lần đầu tiên trình bày lý thuyết Đại Thừa, Nagarjuna (Long Thọ), vị luận sư sáng lập ra học phái Đại Thừa Không Tôn (Sunyavada) hay là Trung Luận tôn (Madhyamika), Asanga (Vô Trước) và em là Vasubandhu (Thế Thân) sáng lập ra tông phái Duy Thức (Vijnaptimatrata).
Trong ba Tạng sáng Phật, thì Luận Tạng tập hợp tất cả các bộ luận do các luận sư sáng tác.
LUẬN CHỦ
Vị luận sư chủ trương giáo thuyết nhất định. Vd, hai luận chủ của tông phái Duy Thức ở Ấn Độ là Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu).
LUẬN GIA
Cg. Luận sư. Những bậc học rộng tài cao trong Phật giáo, có khả năng biện luận, trước tác để hoằng dương Phật pháp.
LUẬN NGHỊ; S. Upadesa
Một cách thức thuyết pháp của Phật, bàn luận sâu vào nghĩa lí. [tr.389] Đó là một trong 12 cách thức thuyết pháp của Phật.
LUẬN SƯ
Đồng nghĩa với luận gia, chỉ những vị không những thông hiểu Luận tạng, mà còn có khả năng sáng tác ra các bộ Luận mới.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LUẬN ) tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận