Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LUẬN TẠNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LUẬN TẠNG theo từ điển Phật học như sau:
LUẬN TẠNG
LUẬN TẠNG; S. Abhidharma Pitaka
Một trong ba tạng. Hai tạng kia là kinh tạng, do ông Anan kết tập lại từ những bài giảng do chính Phật Thích Ca thuyết. Luật tạng, do ông Ưu Bà Ly (Upali) kết tập những giới luật do Phật Thích Ca chế đặt ra, làm khuôn phép cho sinh hoạt tu học của hàng xuất gia. Luận tạng, theo truyền thuyết thì do ông Ca Diếp (Kassyapa) kết tập cũng từ những bài giảng của Phật Thích Ca, chuyên nói các vấn đề triết học và tâm lý học của Phật giáo.
Đó là nội dung công việc của lần kết tập kinh điển thứ nhất, tổ chức tại bên ngoài thành Vương Xá nước Ma Kiệt Đà (Magadha), tám tháng sau khi Phật Thích Ca qua đời. Lần kết tập thứ nhất này do đính thân ông Ca Diếp (Kassyapa) chủ tọa và cũng chính ông Ca Diếp đính thân kết tập phần luận tạng.
Về sau này, nhiều nhà Phật học cho rằng, trong lần kết tập thứ nhất, chỉ kết tập luật tạng và kinh tạng. Còn luận tạng mãi về sau này, khoảng 200 năm sau khi Phật vào Niết Bàn, khi đạo Phật chia thành nhiều học phái, khi văn học Abhidharma phát triển thì mới dần dần hình thành.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LUẬN TẠNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận