Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LUẬT trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LUẬT theo từ điển Phật học như sau:
LUẬT
LUẬT; S. Vinaya
Gới luật do đức Phật chế định, làm khuôn phép cho sự tu học và sinh hoạt của tăng sĩ Phật giáo. Riêng đối với Phật tử tại gia, Phật đặt ra năm giới: không giết hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, không uống những thức uống có chất men. Những người mới xuất gia, khi có điều kiện, thì giữ mười giới, và được gọi là Sa di. Sau một thời gian tu học, ít nhất cũng là 10 năm trở lên và 20 tuổi trở lên , tăng sĩ có thể giữ 250 giới và được gọi là Tỷ kheo. Nếu là Tỷ kheo ni thì giữ 348 giới.
LUẬT HÀNH
Giữ gìn thực hành giới luật.
LUẬT NGHI
Giới luật và nghi tắc (bao gồm những quy định về uy nghi mà tăng sĩ phải giữ).
LUẬT PHÁP
Phép tắc của giới luật.
LUẬT SÁM
Phép tắc sám hối, mà tăng sĩ chấp hành mỗi khi có luỗi. Phép tắc sám hối thay đổi tùy theo lỗi nặng hay nhẹ.
LUẬT SƯ
Vị sư thông hiểu giới luật.
LUẬT TẠNG
Một trong ba tạng sách Phật, chuyên ghi chép những giới luật do Phật chế định, làm khuôn phép sinh hoạt cho Tăng già. Trong đại hội kết tập kinh điển thứ nhất, họp tại thành Vương Xá, tám tháng sau khi Phật nhập Niết Bàn, ông Ưu Bà Li (Upali) là người chủ trì kiết tập luật tạng, còn ông Anan (Ananda) chủ trì kiết tập Kinh tạng.
LUẬT TÔNG
Một tông phái Phật giáo được tăng sĩ Đạo Tuyên ở Nam Sơn thành lập ở Trung Hoa vào thế kỷ VII, chủ trương Phật tử muốn được giác ngộ và giải thoát, chỉ cần nghiêm trì giới luật, không sai phạm, chứ không cần phải học tập nhiều kinh điển. Bộ sách căn bản của Tông này là bộ Tứ Phần Luật. Luật tông hiện nay vẫn thịnh hành ở Nhật.
LUẬT TƯỚNG
Những giới luật có sự tướng của chúng phải tôn trọng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LUẬT tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận