Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC HÒA KÍNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC HÒA KÍNH theo từ điển Phật học như sau:
LỤC HÒA KÍNH
LỤC HÒA KÍNH
Còn gọi : Lục ủy lạo pháp, Lục khả hy pháp, Lục hòa, Hành hòa kính, Học hòa kính, Sự hòa kính, Thí hòa kính.
Sáu thứ hòa đồng, kính ái, tức 6 việc mà những người cầu Bồ đề, tu phạm hạnh phải thương yêu, kính trọng lẫn nhau; cũng tức là 6 thứ hòa đồng, kính ái giữa Bồ Tát và chúng sanh của Phật giáo đại thừa.
1. Thân hòa kính : Chỉ cho cùng một thân nghiệp hòa kính như lễ bái
v.v…
2. Khẩu hòa kính : Chỉ cho cùng một khẩu nghiệp hòa kính như tán vịnh v.v…
3. Ý hòa kính : Chỉ cho cùng một ý nghiệp hòa kính như tín tâm v.v…
4.Giới hòa kính : Chỉ cho sự hòa kính đồng một giới pháp.
5. Kiến hòa kính : Chỉ cho sự hòa kính cùng một kiến giải về thánh trí.
6. Lợi hòa kính : chỉ cho sự hòa kính cùng một lợi dưỡng về y thực v.v…
Còn theo Đại Thừa Nghĩa Chương 12, Lục hòa kính là :
1. Thân nghiệp đồng
2. Khẩu nghiệp đồng
3. Ý nghiệp đồng
4. Đồng giới
5. Đồng thí
6. Đồng kiến.
Theo Tổ Đình Sự Uyển 5, Lục hòa là :
1. Thân hòa cộng trụ
2, Khẩu hòa vô tranh
3. Ý hòa đồng sự
4. Giới hòa đồng tu
5, Kiến hòa đồng giải
6. Lợi hòa đồng quân.
Ngoài ra, theo phần Pháp Giới Thứ Đệ, hạ, Lục hòa kính :
1. Đồng giới hòa kính : Bồ tát thông đạt chánh lý thật tướng, biết tội không thật có, nhưng vì an lập chúng sanh vào chánh lý thật tướng, nên các Ngài dùng phương tiện thiện xảo cũng đồng giữ giới chứ không có chống trái. Các Ngài cũng biết chúng sanh cùng 1 bản tánh thiện về cảnh giới này, đòi vị lai chắc chắn chứng được đại quả Bồ đề, cho nên kính chúng sanh như Phật, vì thế gọi là đồng giới hòa kính.
2. Đồng kiến hòa kính : Bồ tát thông đạt chánh lý thật tướng, biết rõ các pháp vốn vô sở đắc và vô sở kiến tri, nhưng vì an lập chúng sanh vào chánh kiến thật thật tướng, cho nên dùng phương tiện thiện xảo đồng tất cả tri kiến chứ không có chống trái. Các Ngài cũng biết chúng sanh nhờ tri kiến này, chắc chắn sẽ đượcchủng trí viên minh, cho nên kính chúng sanh như Phật, vì thế gọi là đồng kiến hòa kính.
3. Đồng hạnh hòa kímh : Bồ tát thông đạt chánh lý thật tướng, biết rõ vô tác vô hạnh, cho nên đồng tu các hạnh chứ không có chống trái. Các Ngài cũng biết chúng sanh đều có hạnh này, tích chứa dần các công đức, sẽ thành Phật đạo, cho nên kính chúng sanh như Phật, vì thế gọi là đồng hạnh hòa kính.
4. Thân từ hòa kính : Bồ tát trụ trong bình đẳng đại từ để tu thân, thường đem đến cho chúng sanh tất cả những việc vui thích chứ không có chống trái. Các Ngài cũng biết chúng sanh đều có Phật tánh, đời vị lai chắc chắn dược thân kim cang, cho nên kính chúng sanh như Phật, vì thế gọi là thân từ hòa kính.
5. Khẩu từ hòa kính :Bồ tát tu khẩu nghiệp bằng tâm từ bi bình đẳng, thường giảng nói tất cả pháp cho chúng sanh nghe, làm cho họ được vui chứ không có chống trái,. Các Ngài cũng biết chúng sanh đều có Phật tánh, đời vị lai chắc chắn sẽ được khẩu nghiệp thanh tịnh vô thượng, cho nên kính chúng sanh như Phật, vì thế gọi là khẩu từ hòa kính.
6. Ý từ hòa kính : Bồ tát trụ trong tâm đại từ bình đẳng để tu ý nghiệp của mình, thường biết các căn tánh dục của chúng sanh, đem đến cho chúng sanh những việc vui thích chứ không có chống trái. Các Ngài cũng biết chúng sanh đều có Phật tánh, đời vị lai chắc chắn chứng được tâm Phật, cho nên kính chúng sanh như Phật, vì thế gọi là ý từ hòa kính.
Theo : Kinh Chu Na, Trung A Hàm 52; Kinh Tăng Nhất A Hàm 29; Kinh Nhân Vương Bát Nhã, hạ; Luật Tứ Phần 50; Đại Thừa Nghĩa Chương 12.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC HÒA KÍNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận