Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC NHẪN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC NHẪN theo từ điển Phật học như sau:
LỤC NHẪN
Lục nhẫn là sáu pháp an nhẫn của Bồ Tát:
Tín Nhẫn: Kiên trì đức tin, hàng Bồ Tát biệt giáo ở địa vị thập trụ, tưởng rằng hết thảy đều là không tịch, nên có thể kiên nhẫn đức tin, chứng không pháp cho nên gọi là Tín nhẫn.
Pháp Nhẫn: Bồ Tát ở địa vị thập hạnh, tu tập giả quán hiểu được rằng tất cả các pháp đều không (vô sở hữu) từ đó có thể giả lập tất cả các pháp để giáo hóa chúng, nên có thể kiên nhẫn tin chứng giả pháp nên gọi là Pháp nhẫn.
Tu Nhẫn: Bồ Tát ở địa vị thập hồi hướng, tu tập trung quán, hiểu được tất cả các pháp sự lý đều dung hòa, nên có thể gọi là kiên nhẫn tín chứng Trung đạo, vì thế gọi là Tu nhẫn.
Chính Nhẫn: Các bậc thập địa lần lượt lấy chính tín, phá bỏ mê hoặc của mười phần vô minh, nên có kiên nhẫn tín chứng Trung đạo, vì thế gọi là Chính nhẫn.
Vô Cấu Nhẫn: Ở địa vị Đẳng Giác đoạn trừ hết một phần vô minh, có thể kiên nhẫn chứng tín cái tâm, tự tín thanh tịnh vô cấu nhiễm, cho nên gọi là Vô cấu nhẫn
Nhất Thiết Trí Nhẫn: Bậc Diệu giác đoạn trừ hết vô minh đạt được nhất thiết trí, biết hết thảy các pháp Trung đạo, có thể kiên nhẫn chánh tín pháp cho nên gọi là Nhất thiết trí nhẫn – “Kinh Bồ Tát Bản Nguyện” (quyển thượng)
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC NHẪN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận