Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC THỨC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC THỨC theo từ điển Phật học như sau:
LỤC THỨC
LỤC THỨC
Phạn : sadvijnàna.
Chỉ cho 6 thức : Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Khi 6 căn tiếp xúc 6 trần : Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp thì phát sinh ra 6 nhận thức này.
Theo A- tỳ-đạ- ma, 6 thức này là tác dụng của tâm. Thể của nó là một tâm duy nhất, 6 thức không tác dụng đồng thời. Còn Tông Duy Thức của Đại thừa thì ngoài 6 thức còn lập thêm 2 thức là Mạt- na và A- lại- da và cho rằng 2 thức này đều có thể tác dụng đồng thời.
Theo : Luận Câu- xá 2; Phẩm Loại Túc luận 1; Luận Thành Duy Thức 5.
Xem : Lục Căn, Căn.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Lục thức là sáu sự nhận biết của lục căn khi tiếp xúc với lục trần.
Nhãn Thức: Cái biết của con mắt, về thức này nhãn căn khởi ra tác dụng phân biệt về sắc trần, nên gọi là nhãn thức.
Nhĩ Thức: Cái biết của lỗ tai, vì thức này nương nhĩ căn khởi ra tác dụng phân biệt về thinh trần nên gọi là nhĩ thức.
Tỷ Thức: Cái biết của lỗ mũi, vì thức này nương tỷ căn khởi ra tác dụng phân biệt về hương trần nên gọi là tỷ thức.
Thiệt Thức: Cái biết của lưỡi, vì thức này nương thiệt căn khởi ra tác dụng phân biệt về vị trần nên gọi là thiệt thức .
Thân Thức: Cái biết của thân, vì thức này nương thân căn khởi ra tác dụng phân biệt về xúc trần nên gọi là thân thức.
Ý Thức: Thức này nương ý căn (Thức thứ bảy) khởi ra tác dụng phân biệt pháp trần, nên gọi là ý thức.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC THỨC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận