Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC TƯỚNG VIÊN DUNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC TƯỚNG VIÊN DUNG theo từ điển Phật học như sau:
LỤC TƯỚNG VIÊN DUNG
Theo Tông Hoa nghiêm phân tách tướng trạng pháp giới duyên khởi và sự vô Ngài lập ra giáo nghĩa có lục tướng. Lục tướng là gì?
Tổng tướng: Một vị trần hàm chứa cả vạn pháp, như tổng hợp gạch ngói, đá, sỏi..v..v… làm thành một cái nhà gọi là tổng tướng.
Biệt tướng: Như gạch, ngói, gỗ, đá trong một cái nhà, thể tích nó đều khác nhau gọi là biệt tướng. Hai tướng Tổng và Biệt này theo thể mà nói.
Đồng tướng: Nghĩa là vạn pháp tuy khác nhau nhưng năng cách tức thành một, thể như gạch, ngói, gỗ, đá, sỏi..v..v… hay hòa hợp với nhau làm thành một cái nhà gọi là đồng tướng.
Dị tướng: Nghĩa là các pháp tuy hai cách tức là môt, nhưng cũng không mất được bản chất sai biệt của các pháp như gạch, ngói, gỗ, đá, công dụng và hình loại đó đều không giống nhau. Nên gọi là dị tướng. Hai tướng Đồng và Dị này theo về tướng mà nói.
Thành tướng: Nghĩa là các pháp tuy sai biệt nhưng giúp nhau thành một thể như gạch, ngói, đá, gỗ đều có tính chất hỗ tương thành tựu mới hay kiến lập làm thể gọi là thành tướng.
Hoại tướng: Nghĩa là các pháp thế gian tuy có thể cách tức thành một thể, song nếu các ngôi trụ và ngôi vị thời vẫn hiện ra tướng của các vị pháp mà không thành một cái nhà như gạch, ngói, gỗ, đá gọi là trụ bản vị mà không hợp tác, thời các phòng ốc cùng hư hoại, gọi là hoại tướng – Thành và Hoại hai tướng này tức là theo về dụng mà nói.
Trong sáu tướng này cộng lại thành ba mươi tướng chủ hợp, thuộc về viên cách môn (cấp bậc tu hành của Bồ Tát) còn Biệt, Dị, Hoại ba tướng chủ phận, thuộc về hành bá môn (cấp bậc tu hành của Bồ Tát). Nhưng sáu tướng này lìa tổng không có biệt, lìa đồng không có dị, lìa thành không có hoại, đều hàm chứa hai nghĩa có không sai biệt và sai biệt.
Theo Đường Về Bến Giác của Thích Thanh Cát
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC TƯỚNG VIÊN DUNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận