Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC theo từ điển Phật học như sau:
LỤC
LỤC
Lời dạy của Phật sưu tập lại gọi là kinh. Lời dạy của các Tổ sư sau này tức là các thiền sư, cao tăng, đại đức sưu tập lại gọi là lục. Bộ sách sưu tập những bài nói chuyện của Tuệ Trung Thượng Sĩ đời nhà Trần, một cư sĩ đồng thời là một thiền sư lỗi lạc gọi là Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục.
“Sử kinh, soạn lục, để truyền hậu lai”.
(Chân Nguyên – Thiền tông bản hạnh).
“Xem kinh, đọc lục làm cho bằng thửa ấy, thửa hay.”
(Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo”.
LỤC DỤC
Sáu lòng ham muốn, cụ thể là ham muốn sáu cảnh sắc, thanh, [tr.391] hương, vị, xúc, pháp (x. sáu trần).
“Muốn tu hành về cõi thảnh thơi,
hay ở thế chịu vòng lục dục”.
(Toàn Nhật thiền sư).
LỤC DỤC THIÊN
Sáu cõi trời thuộc dục giới (x. sáu cõi trời Dục giới).
LỤC ĐẠO
Sáu con đường sống chết của chúng sinh, tức là cõi loài Trời, cõi A Tu La, cõi người (ba cõi lành), cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục (ba cõi ác).
“Ai còn mang thói tham sân,
E khó khỏi luân hồi lục đạo.”
(Toàn Nhật thiền sư – Bát Nhã ngộ đạo quốc âm vãn).
LỤC ĐỘ
Sáu hạnh Ba-la-mật (S. Paramita) được các vị Bồ Tát tu tập. Độ nghĩa là đến bờ bên kia, có nghĩa bóng là hoàn thiện không còn sai sót, Tu tập lục độ là tu tập sáu hạnh đến chỗ hoàn thiện. Sáu hạnh đó là: Bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Vd, tu hạnh bố thí Ba-la-mật, vị Bồ Tát không những đem cho của cải, mà nếu cần thiết, vị Bồ Tát có thể hy sinh cả thân mình. Tu hạnh nhẫn nhục Ba-la-mật, vị Bồ Tát không bao giờ tỏ ra sân giận đối với những người làm hại mình, hay là lăng nhục mình v.v…
LỤC KINH
Sáu bộ kinh ở Trung Hoa (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Nhạc, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu), mà hàng trí thức phải nghiên cứu, nắm vững nếu muốn đỗ đạt trong các kì thi Hương, Hội ngày xưa.
Sau này vì mất bộ kinh Nhạc nên người ta chỉ nói Ngũ Kinh. Khi nói Ngũ Kinh, hay Lục Kinh, là nói kinh sách của đạo Nho, chứ không phải nói Kinh sách của đạo Phật.
“Đã rằng quân tử, lục kinh phải nhuần”.
(Vô danh)
“Thuyền mọn khôn đưa bể lục kinh.”
(Nguyễn Trãi – Quốc Âm Thi Tập).
LỤC TẶC
Sáu thằng giặc. Vd, sáu ngoại trần là sắc, thanh, hương, vị, [tr.392] xúc, pháp thường hay xâm nhập vào thân tâm người để quấy nhiễu.
Hợp từ lục tặc trở thành rất phổ thông trong dân gian để chỉ tính nết táy máy, đứng ngồi không yên của trẻ con. Bà mẹ mắng con: “Cấm không được lục tặc”.
“Đoạn lục căn, nên trừ lục tặc”
(Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo).
Có sách chép sáu căn là lục tặc. Nhưng phần lớn các từ điển đều chép sáu trần là lục tặc.
LỤC THÂN
Sáu hạng người thân: cha, mẹ, anh, em, vợ, con.
LỤC THIỀN
Vị thiền sư thứ sáu của Thiền Tông Trung Hoa, tên là Huệ Năng (x. Huệ Năng).
“Tuệ Khả, Tăng Xán lục thiền,
Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, lục thiền Huệ Năng.”
(Chân Nguyên – Thiền Tông Bản Hạnh).
LỤC THỜI
Sáu buổi trong một ngày của tu sĩ: sáng sớm, nửa ngày, chiều tối, đầu đêm, nửa đêm, cuối đêm. Thường là vào sáu buổi này, tăng sĩ có làm lễ. Vua Trần Thái Tông có để lại bài Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, dạy nghi thức sám hối trong sáu buổi.
LỤC TỔ
Chùa cổ ở Đình Bảng, nơi thiền sư Vạn Hạnh đã từng trụ trì và dạy học cho Lý Công Uẩn. Một danh tăng khác cũng thuộc thời Lý là Thường Chiếu, cũng trụ trì chùa Lục Tổ dưới đời vua Lý Cao Tông (khoảng năm 1203).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận