Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ MẬT GIÁO trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ MẬT GIÁO theo từ điển Phật học như sau:
MẬT GIÁO
MẬT GIÁO
Một chánh của Phật giáo tương truyền do ngài Đại Nhật Như Lai chủ xướng, chủ yếu nghiên cứu và sử dụng những phép tu huyền bí, như trì chú, bắt quyết, dùng linh phù v.v… nhờ đó mà có thể mau chóng đạt được định tâm, mở mang trí tuệ, thành tựu giác ngộ và giải thoát. Mật giáo được hình thành và phát triển vào giai đoạn thứ ba trong sự phát triển của tư tưởng Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ, sau hai thời kỳ phát triển của Bát Nhã (Prajna) và Duy Thức (Vijnapti). Hai bộ kinh cơ bản của Mật giáo (cũng gọi là Mật tông) là Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương đĩnh. Các sư Mật giáo không thờ Phật Thích Ca mà thờ Phật Đại Nhật (S. Hamavairocana) mà họ tin đó là vị Phật đầu tiên đề xướng thuyết giáo này. Thực ra vẫn chưa có sử liệu chính xác ai đã kiết tập và kiết tập các kinh điển Mật giáo vào lúc nào, tuy nhiên có thuyết cho rằng chính ngài Anan (Ananda) tuyên thuyết Mật giáo, có nơi lại cho rằng ngài Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajjrapani Bodhissttva) đã truyền bá Mật giáo. Các sư Mật giáo tự cho giáo lý mình theo là Bí mật giáo, còn giáo lý các giáo phái khác là Hiển giáo. Ở Nhật Bản, có một tông phái Mật giáo gọi là Chân Ngôn tông, Chân ngôn nghĩa là lời chú.
Ở Trung Hoa, Mật tông được thành lập bởi một số cao tăng từ Ấn Độ và Tích Lan đến. Xuất sắc và nổi tiếng nhất là Subhakara (637-735), Hán dịch nghĩa là Thiện Vô Úy, nguyên là một giáo sư Mật giáo tại Học viện Nalanda (Trung Ấn), đến Trung Hoa vào đời Đường (716). Vajrabodhi (671-741), danh tăng Mật giáo ở Nam Ấn Độ đến Trung Hoa năm 720, (Hán dịch nghĩa là Kim Cương Trí). Amoghavajra (705-774), Hán dịch nghĩa là Bất Không, là một sư Mật giáo người Sri Lanka, học trò Kim Cương Trí, và cùng với thầy đến Lạc Dương. Sau khi thầy qua đời, sư tiếp tục sự nghiệp của thầy dịch được nhiều kinh sách Mật giáo ra chữ Hán.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với MẬT GIÁO tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận