Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NA LAN ĐÀ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NA LAN ĐÀ theo từ điển Phật học như sau:
NA LAN ĐÀ
NA LAN ĐÀ
那 爛 陀 ; S: nālandā;
Viện Phật học danh tiếng của Ấn Ðộ, được vua Thước-ca-la Dật-đa (s: śakrāditya) thành lập trong thế kỉ thứ hai, một nhà vua nước Ma-kiệt-đà. Dần dần Na-lan-đà trở thành nơi của các luận sư nổi tiếng của Trung quán tông và Duy thức tông giảng dạy. Các vị này đều lần lượt làm viện trưởng. Na-lan-đà lúc đông nhất có đến mười ngàn học viên. Các khách phương xa như Huyền Trang, Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh đều ghé nơi đây tu học. Na-lan-đà là nơi giáo hóa của đạo Phật, hưng thịnh được 1000 năm. Tại Tây Tạng, một học viện cũng được đặt tên là Na-lan-đà và được xây dựng năm 1351.
Theo Huyền Trang và Nghĩa Tịnh thì trong thời cực thịnh có đến 10 000 tăng sĩ học tại Na-lan-đà. Các vị đó học giáo pháp Tiểu thừa, Ðại thừa, Nhân minh học, toán học, y khoa. Những vị giảng sư danh tiếng đã từng dạy đây là Long Thụ (s: nāgārjuna), Hộ Pháp (s: dharmapāla), Trần-na (s: dignāga), Giới Hiền (s: śīlabhadra), Huyền Trang, An Huệ (sthiramati) giảng dạy. Tương truyền Na-lan-đà bị tín đồ của Hồi giáo phá hủy trong thế kỉ 12, 13.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NA LAN ĐÀ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận