Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NĂM GIÁO trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NĂM GIÁO theo từ điển Phật học như sau:
NĂM GIÁO
NĂM GIÁO
Cũng gọi là năm thời giáo. Tông Hoa Nghiêm (một tông phái Phật giáo ở Trung Hoa) phân biệt Phật Thích Ca thuyết pháp có năm thời khác nhau:
1. Thời thứ nhất, Phật giảng giáo lý Tiểu thừa.
2. Thời thứ hai, Phật giảng sơ bộ giáo lý Đại Thừa, gọi là Đại thừa thì giáo.
3. Thời thứ ba, Phật giảng giáo lý đầy đủ, trọn vẹn của Đại Thừa gọi là Đại Thừa chung giáo.
4. Thời kỳ thứ tư, Phật giảng phép tu đảm bảo một sự giác ngộ nhanh chóng gọi là đốn giáo.
5. Thời cuối cùng, Phật giảng những phép tu đặc biệt, người phàm khó hiểu được, không thể lấy từ thông thường để thuyết minh, gọi là Mật giáo.
Thuyết này của tông Hoa Nghiêm, không phải các tông phái khác đều tán thành.
Vd, có người thay vì Mật giáo, dùng từ Viên giáo (giảng giáo lý đầy đủ trọn vẹn).
Tông Thiên Thai lập thuyết giáo pháp của Phật được giảng theo năm thời kỳ:
1. Thời kỳ Hoa Nghiêm: Trực tiếp sau ngày thành đạo 21 ngày liền, Phật giảng kinh Hoa Nghiêm.
2. Thời kỳ Lộc Uyển: sau đó, bắt đầu tại vườn Lộc Uyển, gần thành Bénares, Phật giảng các bộ Kinh A Hàm (12 năm).
3. Thời kỳ phương đẳng: sau thời kỳ A Hàm, Phật thuyết các kinh Đại thừa (8 năm).
4. Thời kỳ Bát Nhã: trong thời kỳ tiếp theo, Phật giảng các bộ kinh Bát Nhã (22 năm).
5. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn: sau thời kỳ Bát Nhã, Phật giảng Kinh Pháp Hoa trong 8 năm, và cuối cùng, trong 1 ngày 1 đêm, Phật giảng Kinh Niết Bàn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NĂM GIÁO tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận