Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NĂM LOÀI TRỜI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NĂM LOÀI TRỜI theo từ điển Phật học như sau:
NĂM LOÀI TRỜI
NĂM LOÀI TRỜI
Theo đạo Phật, có những sinh vật cao cấp hơn loài người, (có trí tuệ hơn người, đạo đức hơn loài người, sống lâu hơn loài người v.v…) và sống ở những cõi khác với cõi người, nhưng họ vẫn là sinh vật, nghĩa là cũng có sinh có tử, cũng luân hồi trong các cõi sống. Có năm loài Trời:
1. Loài Trời thượng giới: các loài Trời này đã dứt bỏ mọi lòng tham dục, sống ở cõi Sắc giới và Vô sắc giới (x. Sắc giới và vô sắc giới). Đấy là những loài Trời cao cấp nhất trong các loài Trời.
2. Loài Trời cõi hư không (Hư không thiên): Vì các loài Trời này còn có lòng dục, cho nên đều thuộc về Dục giới (x. Dục giới). Vì các loài trời có cõi sống trong hư không cho nên gọi là Hư không thiên. Đó là bốn cõi Trời Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha hóa tự tại.
3. Loài sống trên đất (Địa Cư thiên): Các loài Trời này thuộc hai cõi trời thấp nhất của Dục giới tức cõi Bốn thiên vương và cõi Đạo lợi. Có người cho rằng hai cõi này không ở dau xa mà chính là ở dâu đó trên giải núi cao nhất của Trái Đất, sách Phật gọi là núi Tu di (meru) ứng với núi Mimalaya (Hy mã lạp sơn). Đây chỉ là giả thuyết.
4. Loài Trời đi tu hành trong cõi hư không: (Du hư không thiên). Những loài Trời này không ở nơi cố định mà đi vân du khắp nơi trong hư không.
5. Loài Trời sống ở dứi mặt đất: trong số này có các loài Rồng (Long), loài A tu la (Asura) hay sống ở dưới biển.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NĂM LOÀI TRỜI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận