Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGHIỆP trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGHIỆP theo từ điển Phật học như sau:
NGHIỆP
NGHIỆP; P. Kamma; S. Karma
Hành động, việc làm. Hành động về thân gọi là thân nghiệp. Hành động về lời gọi là khẩu nghiệp hay ngữ nghiệp. Hành động về ý gọi là ý nghiệp. Nghiệp có lành có giữ. Cg, nghiệp thiện, nghiệp ác. Có mười nghiệp ác và mười nghiệp lành, thiện. Mười nghiệp ác: thân nghiệp ác có ba là sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Ngữ nghiệp ác có bốn là nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói vô nghĩa. Ý nghiệp ác có ba là tham, sân, si. Mười nghiệp thiện: Thân nghiệp thiện có ba là [tr.461] không sát sinh mà còn phóng sinh; không trộm cắp mà còn bố thí; không tà dâm mà giữ phẩm hạnh trong sạch. Ngữ nghiệp thiện có bốn là không nói dối mà nói lời thật; không nói lời ác mà nói lời hiền dịu; không nói chia rẽ mà nói lời đoàn kết; không nói lời vô nghĩa mà nói lời có ích, có ý nghĩa. Ba nghiệp thiện về ý là không tham, không sân, không si. Hành động thiện hay ác là nhân, dẫn tới vui hay khổ gọi là nghiệp quả.
Thuyết nghiệp là một chủ thuyết rất quan trọng trong đạo Phật. Chính người tạo ra nghiệp thiện hay ác, cũng chính là người phải chịu hậu quả của nghiệp. Vì vậy, mà trong Kinh có câu: “Người là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp…” (Trung Bộ Kinh III, 400).
Phương ngôn Việt Nam có câu “gieo gió, gặp bão”. Đó chính là thuyết nghiệp của nhà Phật thấm sâu vào văn hóa dân gian Việt Nam. Gặp người mắc nạn, chúng ta thông cảm “tội nghiệp”. Tội nghiệp là tội của nghiệp, ý nói: không biết người đó trước tạo ra nghiệp ác như thế nào mà nay phải mắc nạn như vậy.
Lý thuyết về nghiệp của đạo Phật rất quan trọng, nó phân biệt đạo Phật với nhiều đạo giáo khác. Đạo Phật chủ trương con người làm chủ hành động của mình và cũng chịu trách nhiệm về hậu quả hành động của mình. Hậu quả đó, không ai chịu thay cho mình được, vì vậy mọi sự cầu vái, van xin Phật Thánh đều vô ích.
Vì vậy trong kinh Pháp Cú có câu kệ:
“Không trên trời dưới biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả các nghiệp.”
Sách Phật phân biệt có các loại nghiệp như sau:
Cực trọng nghiệp: hành động cực ác như giết cha mẹ…
Cận tử nghiệp: Hành động, nghiệp tạo ra khi gần chết, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hướng tái sinh ở kiếp sau.
Tập quán nghiệp: hành động, nghiệp làm thường xuyên, trở thành tập quán.
Tích lũy nghiệp: hành động làm ngày này qua ngày khác tích lũy chất chứa mãi.
Từ “nghiệp” được dùng nhiều trong văn học:
“Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều.”
(Truyện Kiều)
“Số còn nặng nghiệp má đào.”
(Truyện Kiều).
NGHIỆP BÁO
Hậu quả do nghiệp tạo ra.
“Tội trời kể đà quán doanh,
Sao cho nghiệp báo đền mình mới thôi.”
(Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGHIỆP tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận