Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ TÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ TÂN theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ TÂN
NGŨ TÂN
Ngũ tân là năm món cay nồng.
1. Đại toán : Đại toán tức là củ tỏi.
2. Cách thông : Cách thông tức là củ hành
3. Từ thông : Từ thông tức là hẹ
4. Lan thông : Lan thông tức là củ kiệu.
5. Hương cừ : Hương cừ tức là củ nén
Những người xuất gia tu Phật trường chay, hoặc tại gia cư sĩ gặp những ngày chay không nên ăn năm món ấy, cũng không nên gia vị vào đồ ăn. Vì ăn dùng năm món ấy thì tâm thường nổi sân ( hỏa động ) và bay hơi hôi hám. Âý là những món chẳng thanh tịnh.
Trong Bồ Tát Giới Kinh : Ở khoảng giới khinh cấu thứ tư, có khuyên Phật tử không nên ăn Ngũ tân ( hay ngũ vị hương )
Thủ Lăng Nghiêm Kinh quyển 8 chép rằng : Năm món cay nồng ấy, nếu ăn chín thì phát dâm bằng ăn sống thì sanh nóng giận. Những kẻ ăn những món ấy dẫu có tài giảng thuyết 12 bộ Kinh, nhưng chư Thiên trong mười phương đều xa lánh họ, vì mùi hôi thúi của những món ấy. Còn những bọn quỷ đói thì nhơn họ ăn mấy món ấy, đến liếm môi, liếm mép họ, thành ra họ thường ở chung với quỷ, phước đức của họ càng ngày càng tiêu tán.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ TÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận