Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ THỪA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ THỪA theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ THỪA
NGŨ THỪA
Thừa tức cổ xe Phật ví đạo Pháp của Ngài giống như cổ xe. Người nào ngồi trên xe ấy thì đi dần đến Niết Bàn giải thoát.
Giáo pháp của Phật gồm chung cả thế gian và xuất thế gian, tùy theo căn cơ lợi độn và trình độ cao thấp mà giáo hóa, nên trong các cuộc thuyết pháp Ngài chỉ ra 5 thừa, để chúng sinh lần lượt tụ tập tiến dần đến quả vị vô thượng.
1. Nhơn thừa: Tức là kẻ thọ Tam qui, ngũ giới trong cuộc sống luôn thân cận Tam bảo, cung kính, cúng dường và giữ trọn 5 giới đã thọ, thì đời sau sinh ra làm người phúc đức.
2. Thiên thừa : Tu tập 10 điều lành( thập thiện) sẽ được sinh lên cõi Trời hưởng các sự phúc lạc.
3. Thanh Văn thừa : Hành giả Tu tập Tứ Diệu Đế để thành bậc A La Hán, thoát khỏi sanh tử luân hồi.
4. Duyên giác thừa : ( Trung thừa). Hành giả tu tập pháp Thập nhị nhơn duyên, là nguyên nhân của sanh tử luân hồi. rồi y theo đó tu hành quán lưu chuyển và hoàn diệt cho đến khi thuần thục giác ngộ giải thoát, thành Bậc Bích Chi Phật.
Ngoài ra còn một hạng người không gặp Phật, không nghe pháp của Phật, nhưng nhờ có trí tuệ sáng suốt, tự mình quan sát thấy được cảnh vô thường biến đổi của vạn vật của nhơn sanh mà giác ngộ được nguyên nhân sanh tử luân hồi rồi đắc đạo gọi là Độc giác Phật.
5. Bồ Tát Thừa : ( Đại thừa) Hành giả tu tập lục độ Ba La Mật và thành tựu đủ muôn hạnh muôn đức, có nghĩa là thực hành Lục Độ Thập độ vạn hạnh, Tứ nhiếp pháp, Tứ vô lượng tâm, Tứ hoằng thệ nguyện…Hàng Bồ Tát là những bậc phát Bồ Đề tâm rộng lớn, cầu thành Phật quả để độ chúng sanh, phát nguyện tu hành tự lợi, lợi tha, tự giác, giác tha, trãi qua vô lượng kiếp, đến khi nào giác hạnh được viên mãn mới đắc quả vô lượng Bồ Đề, nên gọi là Đại Thừa.
Đức Phật thường dạy : Vì căn cơ chúng sanh khác nhau nên Phật phương tiện thuyết ngũ thừa, để tùy tiện cho độ họ dần dần đạt đến chân lý.
Ngoài ra còn một pháp môn đặc biệt thù thắng, dành riêng cho người đại căn đại trí chỉ cần khai thị một câu Kinh, một bài kệ hay một cử chỉ,một hành động nào đó họ trực nhận ngay tánh giác Bồ Đề sẵn có của mình, chứ chẳng phải giảng giải dài dòng văn tự như Ngũ thừa, và pháp môn này là pháp môn” Tối thượng thừa” cũng gọi là “ Đốn giáo”, “ Phật Thừa” “ Nhứt thừa” …. Pháp môn này vắn tắt chỉ ngay vào tâm người thấy tánh thành Phật.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ THỪA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận