Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NGŨ TRÍ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NGŨ TRÍ theo từ điển Phật học như sau:
NGŨ TRÍ
NGŨ TRÍ
Ngũ trí là 5 trí. Hiển giáo chuyển 8 thức mà thành tựu bốn trí để lập làm cứu kính báo thân Như Lai. Mật giáo thêm vào đó Pháp giới thể tính trí do thức thứ chín chuyển thành mà làm 5 trí để thành Đại nhật Như Lai Kim Cương trí pháp thân.
1. Thành sở tác trí : Là trí chuyển từ ngũ thức như Nhãn thức…. mà được, là trí thành tựu diệu nghiệp tự lợi lợi tha.
2. Diệu quan sát trí : Là trí chuyển từ ý thức mà được là trí phân biệt, các pháp hảo diệu và quan sát các loại căn cơ, thuyết pháp đoạn nghi.
3. Bình đẳng tính trí : Là trí chuyển từ Mạt- Na thức mà được, là trí tạo thành tác dụng bình đẳng của các pháp.
4. Đại viên Kính trí : Là trí chuyển từ A – Lại – Da thức mà được, là trí hiển hiện vạn tượng của pháp giới như tấm gương tròn lớn.
5. Pháp giới thể tín trí : Là chuyển từ Yêm – Ma – La thức mà được. Pháp giới có nghĩa là sai biệt, các pháp sai biệt, số lượng nhiều như trần – sa. Pháp giới thể tín tức là Lục Đại pháp giới. Đại Nhật trụ ở Tam – Muội của Lục Đại pháp giới, gọi là pháp giới thể tính trí, làm chủ đức phương tiện cứu kính.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NGŨ TRÍ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận