Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHỊ CHỦNG DUYÊN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHỊ CHỦNG DUYÊN theo từ điển Phật học như sau:
NHỊ CHỦNG DUYÊN
NHỊ CHỦNG DUYÊN
Duyên tức trợ duyên, hai món duyên này trợ cho hành giả trên bước đường tu hành. Theo Đại Thừa Khởi Tín Luân Nhị Duyên là :
1. Sai biệt duyên : người tu hành lúc nào cũng được chư Phật, Bồ tát hóa độ, từ lúc mới phát tâm vào đạo, cho đến khi thành Phật. Trong suốt thời gian đồng đẳng đó (ba vô số kiếp) chúng sanh gặp gỡ hay nhớ tưởng đến các Ngài, đều được các Ngài làm quyến thuộc hoặc dẫn dắt.
Chư Phật, Bồ tát hoặc hiện thân làm cha, mẹ hay họ hàng thân thuộc hoặc các ngài hạ mình làm những kẻ sai khiến, giúp đỡ hoặc làm bạn hữu hay làm kẻ oan gia hoặc các ngai dùng nhiếp pháp để giáo hóa v.v….những trợ duyên như vậy rất nhiều, không thể lường được.
2. Bình đẳng duyên : tất cả chư Phật đều nguyện độ thoát hết thảy chúng sanh. Do sức đại bi thể, các Ngài thường huân tập và tâm chúng sanh một cách tự nhiên bình đẳng, không bỏ sót bất cứ chúng sanh nào. Tùy theo sự ưa muốn thấy nghe của chúng sanh, chư Phật liền ứng hiện thân để giáo hóa, nghĩa là hễ chúng sanh trụ vào thiền định đều bình đẳng thấy Phật.
Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHỊ CHỦNG DUYÊN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận