Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHỊ NHẬP TỨ HẠNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHỊ NHẬP TỨ HẠNH theo từ điển Phật học như sau:
NHỊ NHẬP TỨ HẠNH
NHỊ NHẬP TỨ HẠNH
Nhị nhập là hai món căn bản để vào đạo, đó là lý nhập và hạnh nhập, trong hạnh nhập gồm bốn thứ : báo oán hạnh, tùy duyên hạnh, vô sở cầu hạnh và xứng pháp hạnh. Con đường thể nhập đại thừa không ngoài hai món nhập này.
1. Lý nhập : tức mượn giáo lý để đạt ngộ tông yếu, tin sâu rằng tất cả chúng sanh đều có chân tánh bình đẳng, do vì khách trần vọng tưởng che lấp nên Phật tánh không hiển lộ, nếu xả ly vọng tưởng quay về chơn như, ngưng trụ bích quán, thời không, tự tha không, phàm, thánh đồng nhất, an trụ không động, lại không câu nệ vào văn giáo, đây chính là khế hợp lý tánh, không phân biệt nhiễmm, vô vi, gọi đó là Lý pháp.
2. Hạnh nhập : bao gồm bốn hạnh sau :
a. Báo oán hạnh : hành giả tu đạo, trong khi bị các cảnh khổ bức bách nên nghĩ đây là do quả báo ác nghiệp đời trước thiêu đốt, nay ta cam tâm lãnh thọ không có sự oán thán. Khi tâm ấy sanh khởi, tất cùng lý tánh tương ưng,an tâm tu đạo.
b. Tùy duyên hạnh : tất cả chúng sanh vốn vô ngã , hết thảy theo nghiệp chuyển khổ nào cảm thọ ác quả báo danh dự, lợi dưỡng … tất do nhân đời trước cảm thành, hết duyên thời một vật hoàn không, được mất tùy duyên, tâm không tăng giảm, hỷ lạc không lay động, khiến thân hợp với đạo, gọi là tùy duyên hạnh.
c. Vô sở cầu hạnh : thế gian sống trong sự mê mờ, gặp cảnh đều sanh tâm đắm trước, việc ấy gọi là cầu, bậc trí thấu rõ tâm lý, an tâm vô vị, biết vạn vật đều không chỗ nguyện cầu, đây mới thật vô cầu tùy thuận đạo tu hành.
d. Xứng pháp hạnh : lý của tánh tịnh gọi là pháp, lý của các tướng đều là không, không nhiễm, không đắm trước, không bỉ, không thử. Bậc trí tin hiểu được lý này, thường xuyên xứng pháp để tu hành vậy.
Theo PHDS của Ni sư Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHỊ NHẬP TỨ HẠNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận