Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHỊ QUẢ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHỊ QUẢ theo từ điển Phật học như sau:
NHỊ QUẢ
NHỊ QUẢ
Quả tức là quả báo, kết quả hình thành từ nhân, có hai loại quả báo nên gọi là Nhị quả, có nhiều thuyết khác nhau khi giải thích.
Theo Câu Xá Lợi Luận quyển 3 thời Nhị quả gồm Tập khí quả và Báo quả, hai quả báo này tương đương với Đẳng lưu quả, Dị thục quả.
A.1. Tập khí quả : do đời trước huân tập các khí phân thiện ác mà chiêu cảm quả báo đời hiện tại, gọi là Tập khí quả còn gọi là Sở y quả. Như đời trước tạo nghiệp ác, đời nay ác tâm cường thịnh.
A.2. Báo quả : do đời trước tạo nhân thiện ác, đời nay chiêu cảm quả báo khổ vui, gọi là báo quả. Như đời trước bố thí, đời này được giàu sang. Đời trước tâm hồn luôn keo bần, đời này bị quả báo nghèo hèn, bị mọi người khinh khi…
Lại thuyết của “ ĐẠI MINH TAM TẠNG PHÁP “ quyển 6 thời Nhị quả là : Tăng thượng quả và Dị thục quả như sau :
B.1. Tăng thượng quả : nghĩa là năm căn (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân) là chỗ nương dựa (sở y) của thức. Căn nghĩa là tăng thượng. Lại thức thứ 6 có công năng dẫn dắt 5 thức, nhãn thức…phát sanh niệm trước của thức thứ 7 (Phân biệt thức) là chỗ nương tựa của niệm sau. Lại thức thứ 8 (Tạng thức) là chỗ nương tựa cho thức thứ 7, nên đều gọi là Tăng thượng quả vậy.
B.2. Dị thục quả : nghĩa là quả báo ở đời khác chín muồi (thành thục) có thể phân làm hai :
Đệ bát thức bởi thức này có công năng hàm chứa chủng tử của các pháp mà thành thục quả báo của các căn và thức, gọi là Chân dị thục tức nghiệp tổng báo ở đời trước, thành thục quả báo ở đời hiện đại.
Do chủng tử trong đệ bát thức làm chỗ sanh khởi căn và thức, tức nghiệp báo đời trước thành quả báo ở đời hiện tại, còn gọi là Dị thục sanh.
Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHỊ QUẢ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận