Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHỊ THÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHỊ THÂN theo từ điển Phật học như sau:
NHỊ THÂN
NHỊ THÂN
Nhị thân tức chỉ hai loại thân Phật, có nhiều thuyết giải thích khác nhau, đại để :
1. Sanh thân và Pháp thân : theo thuyết của Tiểu thừa, thân Phật sanh ở vương cung là sanh thân và ngũ phần công đức giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến là pháp thân. Theo Đại thừa thì Phật tùy theo căn tánh sai biệt của chúng sanh mà thị hiện các thân để độ thoát là sanh thân. Thân do lý thể và trí tuệ thần hợp gọi là Pháp thân, tức ở trong ba thân phối hợp hai thân Pháp thân và Báo thân gọi là Pháp thân, Ứng thân gọi là Sanh thân.
2. Pháp tánh sanh thân và Phụ mẫu sanh thân : thuyết của Bồ Tát Anh Lạc kinh:
– Pháp tánh sanh thân là thân Phật có tướng hảo nghiêm trang vô lượng ánh sáng, âm thanh vi diệu.
– Phụ mẫu sanh thân : là thân Phật vì sự hóa độ các loại chúng sanh mà thị hiện thân với phàm phu, chịu các tội báu.
3. Ngôn thuyết pháp sanh thân và Chứng đắc pháp thân :
– Pháp thân vốn không hình tướng, lìa mọi ngôn thuyế nhưng không do ngôn thuyết thì không thể hiển lộ nên gọi là ngôn Thuyết pháp sanh thân.
– Pháp thân vốn có đầy đủ, do vì mê lầm nên không thể hiển lộ, nếu y theo giáo pháp tu hành thời chứng đắc quả Phật, tức pháp thân hiển lộ, gọi là Chứng đắc pháp thân.
Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHỊ THÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận