Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHỊ THỪA ĐỒNG DỊ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHỊ THỪA ĐỒNG DỊ theo từ điển Phật học như sau:
NHỊ THỪA ĐỒNG DỊ
NHỊ THỪA ĐỒNG DỊ
Nhị thừa đồng dị trên đây là Thanh văn thừa và Duyên giác thừa. Theo các nhà phán giáo Thanh văn và Duyên giác có những điểm đồng và khác nhau đại để theo Pháp Hoa Huyền Nghĩa quyển 5 của THIÊN THAI ĐẠI SƯ, giữa Thanh văn và Duyên giác, có ba điểm giống nhau và bảy điểm khác nhau.
Ba điểm giống nhau của Thanh văn và Duyên giác :
a. Đồng đoạn trừ phiền não
b. Đồng giác ngộ lý “sanh không”
c. Đồng chứng đắc trạch diệt vô vi.
Bảy điểm khác nhau của Thanh văn và Duyên giác :
a. Thanh văn căn cứ tánh độn, Duyên giác căn cứ tánh lợi.
b. Thanh văn nương vào Phật mà xuất ly, Duyên giác nương vào tự thân giác ngộ mà xuất ly.
c. Thanh văn nương vào âm thanh giáo pháp mà tu tập, Duyên giác thời quan sát lý tánh các pháp để mà tu hành.
d. Thanh văn quán pháp Tứ đế, Duyên giác quán pháp Thập nhị nhơn duyên.
e. Quả chứng của Thanh văn chia thành tứ quả, Duyên giác chỉ nhất quả.
f. Thanh văn tu hành thời gian chứng đắc quả vị A-la-hán phải từ ba đời đến 60 kiếp còn Duyên giác phải từ 4 đời đến 100 kiếp mới chứng quả vị Bích Chi Phật.
g. Thanh văn thường thuyết pháp để hóa độ chúng sanh, Duyên giác thường hiện thần thông.
h. Ngoài ra trong “Đại Thừa Nghĩa Chương” có thuyết : Nhị thừa có năm điều đồng nhau và sáu điều khác nhau, “Pháp Hoa Kinh Sở” của Gia Tường Đại Sư cũng có thuyết : Nhị thừa có bảy điều đồng nhau và mười một điều khác nhau…
Theo PHDS của Ni sư Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHỊ THỪA ĐỒNG DỊ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận