Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NIỆM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NIỆM theo từ điển Phật học như sau:
NIỆM
NIỆM
Nghĩ nhớ, nhớ rõ. Như nói chính niệm là nghĩ nhs điều thiện, điều chân chính, không nghĩ điều ác, điều bậy bạ.
Chính niệm: một trong tám con đường đạo (Bát chánh đạo), dẫn tới giác ngộ và giải thoát (x. Bát chính đạo). Sách Phật cũng nói Bốn niệm xứ là bốn điều nghĩ nhớ thường xuyên của Phật tử:
1. Thân bất tịnh: thân thể vốn là không trong sạch.
2. Thọ thị khổ: mọi cảm thụ là khổ (hiện tiền là khổ hoặc tương lai đem lại sự khổ).
3. Tâm vô thường: Tâm người ta là một giòng ý niệm sinh diệt nối đuôi nhau không nghỉ, không gián đoạn.
4. Pháp vô ngã: Pháp là sự vật. Vô ngã là không có thực thể. Mọi sự vật trên thế gian này sở dĩ là vô thường, biến đổi không ngừng, chính là vì chúng không có thực thể cố định.
Sách Phật cũng giảng pháp tu Anapanasati, là niệm hơi thở ra vào, tập trung tư tưởng để theo dõi hơi thở ra, hơi thở vô, mục đích của phép tu này là định tâm.
Sách Phật cũng nói tới phép sáu niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm thí, niệm thiên.
Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng là luôn luôn nghĩ nhớ tới Phật, Pháp, Tăng là Tam bảo. Niệm giới là nghĩ tới giới luật phải gìn dữ không được sai phạm. Niệm thí là nghĩ tới việc bố thí, giúp đỡ người khác. Niệm thiên là luôn luôn nghĩ tới điều thiện phải làm để được tái sinh lên các cõi trời Trời (thiên).
Niệm Phật là hành động phổ thông nhất trong hàng ngũ Phật tử tại gia cũng như xuất gia. Phật tử gặp nhau chào nhau bằng “Nam mô A Di Đà Phật”. Những người vãng lai chùa Hương Tích, trong mùa trẩy hội, dù là tin Phật hay không cũng chào nhau: Nam Mô A Di Đà Phật.
Có một tông phái là Tịnh Độ tông chuyên lấy việc thường xuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà làm phép tu cơ bản.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NIỆM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận