Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHÁP BẢO ĐÀN KINH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHÁP BẢO ĐÀN KINH theo từ điển Phật học như sau:
PHÁP BẢO ĐÀN KINH
PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Bộ Kinh đặc biệt nhứt của Thiền Tông, soạn bằng chữ Hán. Bộ Kinh nầy chép lại các bài đăng đàn thuyết pháp của Lục tổ Huệ Năng đời nhà Đường. Lục tổ sanh ngày 8 Tháng 5 năm Mậu tuất, Đường Trinh quán: Thái Tông thứ 12: nhằm 638 dương lịch, hưởng thọ 47 tuổi.
Cũng như đức Phật tổ, Huệ Năng thường thuyết pháp với môn đồ và khuyên họ góp những bài thuyết pháp của ngài mà dọn thành Kinh, nhan đề “Pháp bảo đàn Kinh”. Kinh nầy dạy Khoa đốn giáo, dạy vắn tắt cho mau tỏ ngộ, chỉ vào cái Phật tâm, Phật tánh mà mọi người sẵn có. Ai minh Tâm kiến Tánh, trong mỗi niệm đều thanh tịnh, thì thành Phật, chớ chẳng cần tầm Phật ở ngoài.
Pháp bảo đàn Kinh phân ra làm mười phẩm:
Hành do: Lục tổ thuật lại căn do hành trạng đời minh.
Bát nhã: Lục tổ giảng thuyết nghĩa “Trí huệ”.
Nghi vấn: Hỏi nghĩa nghi hoặc.
Định huệ: Thiền định và Trí huệ.
Tọa thiền: Ngồi thiền.
Sám hối: Ăn năn điều lỗi.
Cơ duyên.
Đốn tiệm: Phép dạy tắt và phép dạy lần.
Hộ Pháp: Nhà vua ủng hộ Phật pháp.
Phó chúc: Lục tổ trối lại với chư môn đồ.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHÁP BẢO ĐÀN KINH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận