Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHÁP HIỀN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHÁP HIỀN theo từ điển Phật học như sau:
PHÁP HIỀN
PHÁP HIỀN
Thiền sư Việt Nam, trụ trì chùa Chúng Thiện. Học trò đắc pháp của thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi, Tăng sĩ Ấn Độ đến Việt Nam, lập ra dòng thiền thứ nhất của Việt Nam, có tên dòng Thiền Tì-[tr.508] ni-đa-lưu-chi vào năm 580. Tại chùa Chúng Thiện, sư dạy học trò đông tới 300 người. Sư được vua Trung Quốc nhà Tùy ban cho năm hòm xá lợi Phật. Sư đã cho xây dựng bảo tháp nhiều nơi trong nước để cất giấu và phụng thờ những hòm xá lợi đó. Sư tịch năm Bính Tuất (626 TL).
PHÁP HIỂN
(Sách phương Tây thường dịch âm là Fa-Hien). Tên một vị cao tăng người Trung Hoa, đã từng đi thăm Ấn Độ trong 16 năm, từ năm 399 đến năm 414 TL. Sư Pháp Hiển khi xuất phát từ Trung Hoa thì đi theo đường bộ, qua sa mạc Gô bi nhưng khi về thì lại xuất phát từ đảo Xây Lan và theo đường biển về Trung Hoa. Pháp Hiển có cuốn sách kể lại cuộc hành trình của mình, nhan đề “Phật quốc ký”. Cuốn sách tường thuật chi tiết phong tục tập quán, phong cảnh của nhiều vùng Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ V.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHÁP HIỀN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận