Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHÁP LOA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHÁP LOA theo từ điển Phật học như sau:
PHÁP LOA
PHÁP LOA
1. Loa là vỏ con ốc, đem chế làm còi, thổi lên nghe rất xa. Phật pháp được diễn giảng như tiếng còi, nghe vang khắp mọi nơi.
2. Pháp Loa là pháp danh của một cao tăng đời Trần và là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Vị Tổ thứ nhất là vua Trần Nhân Tông.
Tên tục của Pháp Loa là Đồng Kiên Cương, sinh năm Giáp Thân (1284), và mất năm 1330, người [tr.511] thôn Cửu La, nay là xã Đồng Tháp, huyện Nam Sách tỉnh Hải Hưng. Năm 21 tuổi, ông xuất gia theo học vua Trần Nhân Tông, lúc ấy cũng đã xuất gia, với pháp danh Giác Hoàng Điều Ngự.
Năm 24 tuổi, ông được thầy truyền y bát và trở thành Tổ thứ hai của phái Thiền Trúc Lâm sau khi vua Trần Nhân Tông mất năm 1308.
Năm ông 47 tuổi, ông lại truyền y bát cho học trò là Pháp sư Huyền Quang rồi tịch. Thái thượng hoàng Trần Minh Tông truy tặng ông danh hiệu là Tịnh Trí Tôn Giả.
Về sự nghiệp văn chương, ông để lại hai cuốn sách là Đoạn sách lục, và Tham thiền chỉ yếu.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHÁP LOA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận