Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SẮC PHÁP trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SẮC PHÁP theo từ điển Phật học như sau:
SẮC PHÁP
SẮC PHÁP
Từ ngữ chung gọi tất cả hiển sắc, hình sắc và đối sắc.
Các bộ luận thường chia sắc pháp làm hai loại: Một loại là sắc pháp theo nghĩa hẹp, là đối tượng nắm bắt riêng của nhãn thức, cụ thể là hiển sắc (màu sắc) và hình sắc. Một loại thứ hai, hiểu theo nghĩa rộng, là đối tượng chung của năm thức đầu và cả của ý thức nữa. Như vậy, âm thanh, mùi, vị, xúc và pháp cũng đều là sắc pháp. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, sắc pháp có thể chia làm ba loại:
1. Khả đối khả kiến sắc: loại sắc pháp vừa có tác dụng gây trở ngại, vừa có thể thấy được. Như núi, sông, nhà cửa, thân người.
2. Khả kiến bất khả kiến sắc: âm thanh, mùi, vị không thấy được nhưng vẫn có tác dụng gây đối ngại.
3. Bất khả đối, bất khả kiến sắc: khi ý thức cùng với nhãn thức duyên vào một đối tượng như cái bàn. Rồi con người nhắm mắt lại hình dung ra cái bàn. Cái bàn tưởng tượng đó cũng là sắc pháp, nhưng nó chỉ là cấu trúc của tưởng tượng. Nó không có cả hai tác dụng gây đối ngại hay là có thể thấy.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SẮC PHÁP tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận