Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SANH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SANH theo từ điển Phật học như sau:
SANH
SANH; S. Jati; A. Life
Một trong 12 nhân duyên. Do có tạo nghiệp (hữu) nên có sinh. Do có sinh mà có già chết (từ địa phương, người miền Nam đọc là sanh, người miền Bắc gọi là sinh).
SANH BÁO
Tạo nhân trong đời này, có quả báo trong đời tiếp sau.
SANH BIỆT
Hai người đang còn sống mà phải chia ly. Còn nếu một trong hai người chết, thì gọi là tử biệt.
SANH CHI; S. Linga, anga-jata; A. The male organ, penis.
Dương vật. Sinh thực khí, cơ quan sinh dục của đàn ông.
SANH DIỆT; S. Utpadanirodha; A. birth and death. Production and annihilation.
Sinh và diệt, sản sinh ra và hủy diệt.
SANH ĐỒ
Đồ là đường. Đồng nghĩa với sanh thú (x. sanh thú). Sanh đồ là cõi sống.
SANH HÓA
Cg, Hóa sinh. Một hình thức sinh, là biến hóa mà sinh ra, không phải là từ thai sinh ra, hay từ trứng sinh ra, cũng không phải từ trong chỗ ẩm ướt mà sinh ra.
SANH KHÔNG
Có sinh ra, nhưng không rỗng, không có thực thể. Tất cả chúng sinh, tất cả các pháp, tuy có hiện tượng sinh ra, nhưng chúng sinh cũng như mọi pháp đều không có ngã, không có thực thể.
SANH KHỞI
Sinh ra và khởi lên.
SANH KINH
Kinh Bổn sinh kể lại các truyện tiền sinh của Phật, và các đệ tử lớn của Phật. do Dharmapala dịch ra chữ Hán vào đầu thế kỷ III TL (5 cuốn).
SANH, LÃO, BỆNH, TỬ
Sinh, già, bệnh, chết là bốn nỗi khổ không tránh được của mọi người.
SANH LINH
Chúng sinh có tâm thức (loài hữu tình).
SANH MANH
Manh là mù. Sinh ra đã bị mù.
SANH NHẪN
Nhẫn là nhẫn nhục. Chịu đựng mọi bức bách, phiền não do chúng sinh khác gây ra cho mình. Trái với pháp nhẫn là chịu đựng những bức bách phiền nhiễu do hoàn cảnh tự nhiên gây ra, như nóng lạnh, bão, gió v.v…
SANH PHÁP
Sinh là chúng sinh. Pháp là sự vật. Chúng sinh và sự vật.
[tr.580] SANH PHẬT
Vị Phật sống. Lại có nghĩa chúng sinh là Phật.
SANH PHẬT NHẤT NHƯ
Chúng sinh và chư Phật là giống nhau, cùng một thể. Cg, Sinh Phật nhất thể, sinh Phật bất nhị (chúng sinh và Phật không phải là hai). Ý nói tất cả chúng sinh đều có Phật tính, cho nên đều có khả năng thành Phật trong tương lai.
SANH PHẬT GIẢ DANH
Chúng sinh hay Phật đều là giả danh, sở dĩ có phân biệt và gọi như vậy, chỉ là do quy ước với thế giới hiện tượng.
SANH SANH
Các cuộc sống, các đời sống nối tiếp nhau, không ngừng.
SANH THÂN
Thân sinh diệt. Như nói, sinh thân của Phật Thích Ca, khác với pháp thân của Phật là bất sinh diệt.
SANH THIÊN
Sinh lên cõi Trời.
SANH THÚ
Thú là đường hay cõi. Là các cõi sống.
SANH TRỤ DỊ DIỆT
Bốn khâu trong quá trình diễn biến của bất cứ pháp hữu vi nào: sinh ra, an trú, biến dị và tiêu diệt.
SANH TỬ
Sống và chết.
SANH TỬ ĐẠI HẢI
Đại hải là biển lớn. Vd, sinh tử luân hồi ví như biển lớn.
SANH TỬ GIÃ
Giã là hoang vu. Sinh tử như rừng hoang vu, lạc vào đấy khó ra.
SANH TỬ GIẢI THOÁT
Giải thoát khỏi sanh tử.
SANH TỬ LUÂN
Luân là bánh xe. Sinh tử giống như bánh xe, quay vòng mãi không ngừng.
[tr.581] SANH TỬ LUÂN HỒI
Quay đi quay lại trong vòng sống chết.
SANH TỬ LƯU
Lưu là giòng chảy. Sinh tử ví như dòng chảy, lôi kéo chúng sinh quay vòng không thoát ra được.
SANH TỬ NGẠN
Ngạn là bờ. Sinh tử bờ, đối lập với bờ Niết Bàn bất tử.
SANH TỬ TẾ
Tế là cõi. Cõi sinh tử, đối lập với cõi Niết Bàn bất tử.
SANH TỬ TRƯỜNG DẠ
Sanh tử là đêm dài. Từ ví dụ. Sinh tử như đêm dài.
SANH TỬ UYÊN
Uyên là vực thẳm. Từ ví dụ. Sanh tử giống như vực thẳm, chúng sinh rơi vào trong đó, khó lòng thoát ra.
SANH TỬ VÂN
Vân là mây. Từ ví dụ. Sinh tử giống như đám mây, bao bọc chúng sinh khiến khó thoát ra được.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SANH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận