Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SÁU PHÉP THẦN THÔNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SÁU PHÉP THẦN THÔNG theo từ điển Phật học như sau:
SÁU PHÉP THẦN THÔNG
SÁU PHÉP THẦN THÔNG; S. Abhijna
(Lục thông) Phép thần thông chỉ là một thứ năng lực tâm-sinh lý đặc biệt mà những người lâu năm tu điều thân và điều tâm, thành tựu được. Những người này có thể là thuộc đạo Phật hay những đạo giáo khác, miễn là họ có thầy giỏi hướng dẫn và chịu khổ luyện thân và tâm, thì nhất định sẽ thành tựu được những quyền năng đặc biệt mà người bình thường không có được. Đạo Phật không xem phép thần thông là cứu cánh của sự nghiệp tu học, cứu cánh là giác ngộ và giải thoát, chứ không phải là phép thần thông. Những phép thần thông là kết quả tất nhiên đạt tới trong quá trình tu học. Vd, người tu đạo Phật, chứng quả A la hán, thì có được sáu phép thần thông:
1. Thiên nhãn thông: mắt nhìn thấy mọi sự vật, không hạn chế,dù xa hay gần, to hay nhỏ, nhìn qua vật cản.
2. Thiên nhĩ thông: tai nghe tất cả mọi âm thanh, dù xa hay gần, to hay nhỏ, không bị hạn chế.
3. Túc mạng thông: trí nhớ có thể nhớ lại mọi sự việc của các đời sống trước.
4. Tha tâm tông: Vị A la hán, không cần qua lời nói, trao đổi cũng hiểu biết được trong tâm người khác có những ý nghĩ gì.
5. Thân túc thông: Vị A la hán có thể đi khắp mọi nơi trong nháy mắt như là có đôi chân thần vậy. Thần túc là chân thần.
6. Lậu tận thông: Lậu là khuyết điểm, sai sót. Tận là đoạn hết, dứt hết. Vị A la hán đoạn trừ hết mọi khuyết điểm sai sót, mê lầm phiền não.
Phật tử, trên con đường tu hành, chưa chứng quả A la hán, vẫn có thể thành tựu được 5 phép thần thông đầu (ngũ thông). Người tu các đạo khác, luyện các phép tu thiền định cũng có thể thành tựu được ngũ thông. Nhưng phải chứng quả A la hán, mới thành tựu được phép thần thông thứ sáu (lậu tận thông).
Thái độ của Phật đối với phép thần thông được nói rõ trong Kinh Kevaddha (Trường Bộ II). Phật nói có ba loại phép thần thông. Một là biến hóa thần thông (gồm cả thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông và thần túc thông); hai là tha tâm thông; ba là giáo hóa thần thông tức là giáo hóa cho người khác, từ chỗ không biết đến chỗ biết, từ ác trở thành thiện. Phật tuyên bố trong ba loại thần thông, thì giáo hóa thần thông là ưu việt hơn cả.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SÁU PHÉP THẦN THÔNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận