Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SƯ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SƯ theo từ điển Phật học như sau:
SƯ
SƯ
Thầy dạy. Trong đạo Phật, đàn ông xuất gia gọi là sư, đàn bà xuất gia gọi là ni.
SƯ BÁC
Đàn ông xuất gia, tương đối lâu năm và đã làm lễ thụ 10 giới Sa di.
SƯ CHÚ
Người mới cắt tóc xuất gia, thường gọi là sư chú, chú tiểu, hay chú điệu. Các chú tiểu thường làm các công việc vặt trong chùa, như quét dọn, thỉnh chuông, thắp hương và phục vụ các vị sư lớn tuổi. Mới vào chùa, sư chú thụ lễ Tam quy, ngũ giới.
SƯ CÔ
Cg, ni sư, hay sư nữ.
SƯ CỤ
Những vị Tỳ kheo, thông thường ngoài 50 tuổi, được gọi là sư cụ. Đôi khi cũng gọi là Thượng tọa hay Hòa thượng.
SƯ GIÀ
Phụ nữ xuất gia lâu năm, đã thụ giới đầy đủ, gọi là Tỷ kheo ni hay sư già. Số giới đầy đủ của Tỷ kheo ni là 350 giới, trong khi số giới đầy đủ của Tăng chỉ là 250 giới.
SƯ HUYNH
Các tăng cùng học một thầy, tuổi xấp xỉ nhau, thường gọi nhau là sư huynh. Nói chung, những sư lớn tuổi hơn được gọi là sư huynh.
“Dạy đem pháp bảo sang hầu sư huynh.”
SƯ ÔNG
Sa di ngoài 20 tuổi, nếu được thụ giới đầy đủ 250 giới gọi là sư ông, hay là Tỷ kheo (theo tiếng Phạn Bikhnu).
SƯ TỔ
Cư cụ có học trò phải đi trụ trì các chùa khác. Những người học trò này của các vị này, tôn xưng sư cụ (thầy của thầy) là sư Tổ, và chùa của vị sư Tổ ở thường được gọi là Tổ đình.
SƯ TRƯỞNG
Vị sư đứng đầu Tăng chúng trong một chùa hoặc tu viện.
[tr.605] “Giác Duyên sư trưởng lòng thành liền thương.”
(Truyện Kiều)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SƯ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận