Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SÚC SANH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SÚC SANH theo từ điển Phật học như sau:
SÚC SANH
SÚC SANH
Tiryagyoni
Phạn: Để lật xa: Tirgyayoni. Một hạng chúng sanh trong Tam đồ, Tam ác đạo, Lục đạo. Cũng kêu: Bàng sanh: loài sanh qua một bên, đối với loài người. Súc: súc dưỡng, nuôi lấy. Sanh: Chúng sanh. Theo nghĩa thông thường, ấy là loài thú vật mà người ta nuôi lấy để ăn thịt hoặc để sai khiến. Vì vậy nên kêu là súc sanh.
Theo nghĩa rộng, súc sanh là tất cả loài thú, loài chim, loài cá, loài rắn, loài trùng.
Sự chuyển hóa vào loài súc sanh do nơi hai sức: một là sức tấn hóa lần lần theo nấc thang của vạn vật. Hai là sức đọa lạc vì tội báo nặng. Như có kẻ vì hà tiện mà chuyển hóa làm rắn, làm chó. Có kẻ vì thiếu nợ mà chuyển hóa làm trâu, làm lừa, ngựa để đền bù.
Bẩm tánh của súc sanh thì ngu, si. Sự sống của súc sanh thì dơ dáy, tồi tàn, ăn ở lộn xộn.
Tuy vậy, vì tế độ chúng sanh, Bồ Tát cũng chuyển hóa vào hạng súc sanh. Như đức Phật Thích Ca từng sanh ra làm cá để cứu bịnh thời khí, làm công để thuyết diễn đạo lý, làm nai để tỏ cái đức từ bi cứu thế…
Lại có hạng súc sanh mà không chịu lấy nghiệp ô trược của súc sanh. Như những loài chim quí, lạ ở Cực Lạc thế giới, do sức thần thông của đức Phật A Di Đà mà hóa sanh để thuyết pháp cho các nhà tu học ở đó nghe.
Trong võ trụ, những thế giới ác trược thì có hạng súc sanh như cõi Ta bà thế giới của chúng ta. Còn những thế giới nghiêm tịnh thì không có hạng súc sanh, như cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, cõi Tịnh Lưu ly của Phật Dược sư Lưu ly Quang.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SÚC SANH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận