Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN theo từ điển Phật học như sau:
TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN
TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN
Luân là bánh xe, pháp luân là bánh xe pháp. Bánh xe (hủ lô) cán đến đâu thì sạn sỏi ghồ ghề trở thành bằng phẳng đến đó. Giáo pháp của Phật thuyết ra thì đánh đổ tan tành tất cả những tà thuyết của ngoại đạo. Các tà thuyết của ngoại đạo đối với giáo pháp của Phật ví như sạn sỏi đối với xe “ ủi lô”, vì thế cho nên Đức Phật thuyết pháp gọi là Chuyển Pháp Luân.
Lần đầu tiên từ vườn Lộc dã Phật vì hàng Thanh Văn thừa nói Pháp Tứ Diệu Đế và Ngài
Nhấn đi nhấn lại ba lần nên gọi là Tam Chuyển Pháp Luân.
1. Thị chuyển : là đối với Pháp Tứ Diệu Đế, Phật chỉ nêu bày cách khái quát : đây là khổ, đây là tập, đây là diệt và đây là đạo.
2. Khuyến chuyển : là tha thiết khuyên: khổ này các ngươi nên biết, tập này các ngươi nên đoạn, diệt này các ngươi nên chứng và đạo này các ngươi nên tu.
3. Chứng chuyển : là Phật đem chỗ thân chứng của mình để chứng minh: khổ kia ta đã biết, tập kia ta đã đoạn, diệt kia ta đã chứng và đạo kia ta đã tu.
Những bậc thượng căn ngộ đạo ngay trong lần Thị Chuyển, những bậc trung căn đến lượt Khuyến Chuyển, còn những bậc hạ căn đến lần Chứng
Chuyển mơi ngộ đạo vậy.
Đem Tam Chuyển Pháp Luân thứ lớp phối hợp với trình độ tu tập của ba quả vị kiến đạo, tu đạo và vô học đạo, thì hàng vô học đạo chỉ cần Thị Chuyển, hàng Tu đạo cần Khuyến Chuyển và hàng Kiến đạo đợi đến lần Chứng Chuyển mới ngộ đạo.
Kinh pháp Hoa Phẩm Hóa Thành Dụ nói : “ Tam chuyển thập nhị hạnh pháp luân” (ba lần chuyển bánh xe pháp với 12 cách khác nhau).
Kinh Duy Ma Cật Phẩm Phật Quốc nói : “ Tam chuyển pháp luân ư đại thiên, kỳ luân bổn lai thường thanh tịnh “ (ba lần chuyển pháp luân trong cõi đại thiên pháp luân kia xưa nay hằng thanh tịnh)
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận