Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM NHẪN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM NHẪN theo từ điển Phật học như sau:
TAM NHẪN
TAM NHẪN
Theo Kinh Vô Lượng Thọ : Nguyên thứ 48, hàng Thinh Văn có được 3 pháp nhẫn mà không rõ tên của ba pháp nhẫn đó là gì.
Vì thế có các thuyết giải thích không giống nhau, Ngài Pháp vị nói: đó là ba nhẫn đầu trong ngũ nhẫn được nói trong Kinh Nhân Vương tức là :
1. Phục Nhẫn : Đức nhẫn hàng phục Phiền não.
2. Tín Nhẫn : Do nhẫn nhục mà được đức tin.
3. Thuận nhẫn : Do nhẫn nhục mà được thành đạo.
Ngài Cảnh Hưng nói : Đó là ba điều nhẫn thượng, trung, hạ trong khái niệm phục nhẫn.
Phục nhẫn Ngài Huyền Nhất nói : Đó là Âm Hưởng nhẫn, Vô Sinh Nhẫn, Nhu Thuận nhẫn được nói đến trong thuyết của ngài Cảnh Hưng, có lẽ đó là vì trong Kinh Vô Lượng Thọ nói : “Người vãng sanh thế giới Cực Lạc nghe nghe âm của rừng cây thất bảo mà ngộ nhận được ba điều nhẫn” : Âm Hưởng Nhẫn, Nhu Thuận Nhẫn, Vô sinh pháp nhẫn (Vô Lượng Thọ Kinh Sao 1995).
Lại chỉ ba điều nhẫn được nói tới trong sách Thiện Đạo Quán Kinh.
1. Hỷ nhẫn : Niệm A Di Đà mà được vãng sanh tam hoan hỷ.
2. Ngộ nhẫn : Niệm A Di Đà mà được liễu ngộ chân lý.
3. Tính nhẫn : Niệm A Di Đà mà trụ ở chánh tín.
Lại chỉ ba điều nhẫn trong Ba La Mật.
1. Nại oán hại nhẫn : Nén chịu kẻ khác thù oán làm hại.
2. An trụ khổ nhẫn : Nén nhịn chịu khổ.
3. Đế sát pháp nhẫn : Còn gọi là vô sanh pháp nhẫn, Bất khởi nhẫn…. Quán sát pháp nhẫn an trụ ở lý vô sanh.
Hai nhẫn đầu có nghĩa là nhịn nhẫn nại.
Nhẫn thứ ba là tín nhẫn, kiên trì đức tin, tựa như có hơi khác nhưng về nghĩa kiên quyết không đồng tâm ( kiên nhẫn ) thì không khác. Duy Thức Luận quyển 9 chép nhẫn có ba loại :
– Nại oán nhẫn – An trụ khổ nhẫn, – Đế sát pháp nhẫn.
Theo PHDS của TN Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM NHẪN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận