Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM PHÁP ẤN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM PHÁP ẤN theo từ điển Phật học như sau:
TAM PHÁP ẤN
TAM PHÁP ẤN
Tam pháp ấn có thể nói là ba môn đặc trưng cho cơ bản của Phật pháp. Nghĩa lý của ba pháp này có thể dùng để ấn chứng sự đúng sai chính xác của Kinh điển, nên gọi là Ấn. Ba pháp gồm : Chư hạnh vô thường, Chư Pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tịnh.
1. Chư hạnh vô thường : Còn gọi là nhất thiết hạnh vô thường ấn, lược xưng vô thường ấn. Nghĩa là các pháp hữu vi của thế gian đều vô thường, do vì chúng sanh không biết được rõ lý này, đối với vô thường lại chấp là thường, vì vậy Phật nói : lý vô thường để phá trừ sự chấp thường của chúng sanh.
2. Chư pháp vô ngã : Còn gọi là Nhất thiết pháp vô ngã , lược xưng là vô ngã ấn. Tất cả pháp hữu vi, vô vi của thế gian đều là vô ngã, do vì chúng sanh không biết được lý này, mà đối với các pháp lập thành chủ tể, nên Phật nói lý vô ngã để phá sự chấp ngã của chúng sanh.
2. Niết Bàn tịch tịnh : Còn gọi là Niết Bàn tịch tịnh ấn, lược xưng Niết Bàn ấn. Tất cả chúng sanh đều không biết cái khổ của sanh tử nên khởi phiền não tạo ác nghiệp, khiến bị luân chuyển trong tam giới. Bởi vậy Phật nói Pháp Niết Bàn, để chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tử, đạt đến cảnh giới an vui của Niết Bàn.
Ba pháp trên thời chư hạnh vô thường, chỉ nói về pháp hữu vi, còn chư pháp vô ngã thông cả hai hữu vi và vô vi. Lại nữa Tam pháp ấn nêu thêm “Nhất thiết hành khổ” thành Tứ Pháp ấn. Ngoài ra thêm nhất thiết pháp không (tất cả đều hư huyễn không thật) gọi là Ngũ pháp ấn.
Theo PHDS cuả Như Thọ – Nguyên Liên
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM PHÁP ẤN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận