Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM TAM MUỘI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM TAM MUỘI theo từ điển Phật học như sau:
TAM TAM MUỘI
TAM TAM MUỘI
Tam tam muội là ba pháp Tam muội cũng kêu là Tam tam ma địa. Tam Đẳng trì, Tam giải thoát, Tam định, Tam không. Có người suy xét mà đắc lý Tam muội ấy, cũng có người ngồi thiền định mà đắc lý của ba pháp ấy. Tam tam muội là pháp hệ niệm tư duy chung cho cả Đại Thừa, Tiểu Thừa.
1. Không tam muội : tức thẩm định về lẽ không, phép này ứng với hai hạnh : không , vô ngã của khổ đế (Đế thứ nhất trong Tứ Diệu Đế).
2. Vô tướng tam muội : tức thẩm định về lẽ không có tướng, pháp này ứng với bốn hạnh, Diệt, Tỉnh , Diệu, Ly của Diệt đế (Đế thứ ba trong Tứ Diệu Đế)
3. Vô duyên tam muội : Tức thẩm định về lẽ khi nguyện cầu, cũng viết là vô tác tam muội. Tức thẩm định về lẽ không, không khởi ra chi cả, pháp này ứng với hai hạnh : Khổ, Vô thường của khổ đế và ứng với hai bốn hạnh : Nhơn, Thập, Sanh, Duyên của Tập đế (thứ hai trong Tứ Diệu Đế).
Trong Kinh Niết Bàn (quyển 25) có giải Tam tam muội như vầy :
1. Không tam muội : Đối với Nhị thập ngũ hữu (25 cảnh chúng sanh trong Tam giới) mình để tâm suy xét, không thấy một cảnh nào là thật.
2. Vô tác tam muội : Mình để tâm suy xét, không tạo tác cái ý mong cầu của một cảnh nào trong nhị thập ngũ hữu, dầu là cảnh tiên sung sướng cách gì, mình không ham.
3. Vô tướng tam muội : Mình để tâm suy xét, không thấy một tướng nào trong mười tướng nầy : 1. Suy, 2. Thịnh, 3. Hương, 5. Xúc, 6. Sanh, 7. Trụ, 8. Diệt, 9. Nam, 10. Nữ.
Tu tập Tam tam muội như vậy, đó là cách hệ nghiệm tư duy của Bồ Tát.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM TAM MUỘI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Để lại một bình luận