Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM TẠNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM TẠNG theo từ điển Phật học như sau:
TAM TẠNG
TAM TẠNG
Tam tạng là ba tạng : Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Luận của Phật giáo, mỗi bộ bao gồm chứa trữ tất cả Văn chương nghĩa lý giáo pháp của Phật nên Tam tạng còn gọi là Tam tàng (tàng : kho chứa)
1. Kinh Tạng : Là những giáo lý Đức Phật tuyên truyền trong quá trình hành đạo. kinh tiếng phạn gọi là Tu Đa La dịch là Khế Kinh, nghĩa là giáo lý của Phật Khế hợp với căn cơ chúng sanh nên gọi là Khế Kinh.
2. Luật Tạng : Tiếng phạn là Tỳ nại đa, dịch là Luật, Thiên Trị, nghĩa là những giới luật, phép tắc phá những điều quấy ác của chúng sanh, quyết đoán tội nhẹ hoặc nặng của người tu Đạo Phật.
3. Luận tạng : Tiếng phạn gọi là A Tỳ Đạt Ma dịch là Luận, nghĩa là bàn luận vấn đáp về tất cả những lý cao siêu của GIÁO pháp.
Tam tạng soạn thành do hội tập kết kỳ 1 tại thành Vương Xá sau khi Phật tịch, dưới quyền chủ tịch của Ngài Ca Diếp. bấy giờ Ngài A Nan đọc tạng kinh,Ưu Ba Ly đọc tạng Luật. Ngài Ca Diếp đọc tạng Luận, có 500 vị Thánh Tăng dự, người ta sao ra trên lá bối, 100 năm sau 700 vị Thánh Tăng tập kết lần thứ II . Kế lối 136 năm sau đời vua A Dục Vương một ngàn vị Thánh Tăng dự hội kết tập lần thứ III.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM TẠNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Duong Hoa My viết
Xin đa tạ!